GM cấp cao của phong trào yêu nước Trung Quốc...
Thứ tư - 29/11/2023 03:23
535
GIÁM MỤC CẤP CAO CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRUNG QUỐC NHẤN MẠNH SỰ HỢP NHẤT, TIẾN HÀNH HÁN HÓA ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG VIỆC TRUYỀN GIÁO
Bởi Matthew Santucci
Rome Newsroom, Nov 20, 2023 / 17:40 pm
Trong chuyến thăm Hồng Kông 3 ngày, Tổng giám mục Joseph Li Shan của Bắc Kinh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình xây dựng sự hợp nhất giữa Giáo hội Công Giáo Trung Quốc Đại lục và Hồng Kông bằng việc thúc đẩy tinh thần Công giáo và nỗ lực truyền giáo trong phù hợp với những tôn chỉ của việc Hán hóa.
Như đã biết, Hán hóa là một quá trình mà việc thực hành tôn giáo được hội nhập văn hóa phù hợp với bối cảnh của xã hội Trung Quốc, để nó được đồng hóa vào trong ngôn ngữ, lối sống và phong tục địa phương. Tuy nhiên, với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì việc Hán hóa được tiến hành theo một chiều kích chính trị, nơi mà niềm tin và việc thực hành tôn giáo phải được rập khuôn để phù hợp với lý tưởng của Đảng Cộng Sản.
Li phát biểu sau chuyến thăm từ ngày 13-15 tháng 11 rằng: “ Chúng ta cùng cầu nguyện để dưới sự hướng dẫn và soi sáng của Chúa Thánh Linh, Thần Khí của sự hiệp thông trong Giáo hội, và dưới sự kkiên trì của tất cả chúng ta, Giáo hội Trung Quốc sẽ có thể thúc đẩy công việc loan báo Tin Mừng và đời sống tâm linh theo sự định hướng của quá trình Hán hóa”.
Chuyến thăm của Li có tầm quan trọng rất lớn, vì nó đánh dấu chuyến thăm Hồng Kông đầu tiên của một Giám mục Đại lục. Trước đó, Hồng y Stephen Chow đã ngỏ lời mời sau chuyến thăm của ông tới Bắc Kinh vào ngày 17-21 tháng Tư vừa qua, đây cũng là lần đầu tiên một Giám mục Hồng Kông đến thăm Đại Lục, kể tử khi Liên Hiệp Anh quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997.
Thật vậy, chuyến thăm cũng là một dấu chỉ ấn tượng bởi những căng thẳng giữa Tòa Thánh và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do việc bổ nhiệm bất hợp pháp của một số Giám mục, đã vi phạm điều khoản của Hiệp định Vatican -Trung, đã được gia hạn lần thứ 2 vào năm 2022.
Mở đầu hội nghị thần học vào ngày cuối chuyến thăm, Li khẳng định “Giáo hội hiệp hành và Giáo hội Trung Quốc: Hiệp thông tham gia, sứ vụ”.
Cũng trên một bản thông cáo của hãng tin Giáo Phận Hông Kông, tờ The Sunday Examiner, Li đã phát biểu: “Giáo hội nên điều chỉnh trọng tâm, phương pháp, và các kiểu mẫu của công cuộc truyền giáo như một tiến trình phát triển xã hội. Cần sự nỗ lực để hoàn thành những chức năng chính của nó, tham gia cách tích cực vào việc thi hành các trách nhiệm xã hội và tập trung vào đời sống của người dân”.
Trước hội nghị, vào ngày 15 tháng 11, Li đã cử hành Thánh lễ với Hồng y Stephen Chow và Hồng y John Tong Hon, 84 tuổi giám mục danh dự của Hồng Kông tại Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm. Hồng y danh dự Joshep Zen, 91 tuổi, người đã phản đối bản Hiệp định Vatican-Trung đã không tham dự.
Phản ứng trước chuyến của Tổng Giám mục Li đến Hồng Kông, Hồng y Zen viết: “Không bao giờ tấn phong một Giám mục nếu không có sự cho phép. Các Bí tích có thhể bị tiêu diêt, nhưng đức tin thì không bao giờ. Hãy nhớ điều đó! Hãy nhớ điều đó!”
Trong suốt Thánh lễ, Hồng y Chow đã nhấn mạnh khao khát của ông về sự hiệp thông trong Giáo hội Công giáo Trung Quốc Ông nói: “Đây là một Giáo hội hiệp thông, một Giáo hội của người Trung Quốc. Vì thế, với lòng biết ơn chân thành, chúng ta cùng cầu xin Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta chúc lành cho những con tim và những nỗ lực của chúng ta.”
Trong Thánh lễ tạ ơn dịp được tấn phong Hồng y vào ngày 4 tháng 11, Hồng y Chow đã đặt ra một vấn đề lớn về tầm quan trọng của việc đối thoại giữa Đại lục và Hồng Kông, được mô tả như “cầu nối Giáo hội.” Ông nói: “Điều này có nghĩa chúng ta được liên kết với Giáo hội ở Trung quốc, với Tổng giám mục Bắc Kinh ở Trung Quốc. Điều này thật quan trọng vì chúng ta biết nhau, nên chúng ta hiện hữu.”
Trong một cuộc phỏng vẫn với ấn phẩm của Dòng Tên, La Civilta Cattolica của Ý, Hồng y Chow đã trình bày về việc Hán hóa, nhấn mạnh một số vấn đề mà nó mang lại cho Giáo hội và gợi ý rằng việc đối thoại là điều cần thiết để hiểu biết hơn về nội hàm và việc việc ứng dụng của nó.
Ông nói: “Ấn tượng của tôi là Giáo hội ở Đại lục vẫn tuân theo những gì mà việc Hán hóa muốn nơi họ” và “không có một kết luận chung cuộc vào thời điểm này. Dó đó, sẽ thật ý nghĩa cho chúng ta để đối thoại với họ qua việc hội thảo, để chúng ta cũng có thể chia sẻ với họ ý nghĩa và những ứng dụng của việc hội nhập văn hóa, mà chắc chắc sẽ giải quyết một số mối bận tâm của họ với việc Hán hóa. Và chúng ta sẽ học từ họ những gì mà việc Hán hóa mang lại cho họ”.
Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com/news/256065/china-s-top-patriotic-bishop-stresses-unity-sinicization-to-guide-evangelization
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1n_h%C3%B3a
Tác giả: Khiêm Nhu chuyển ngữ