Đánh thức thế giới bởi nụ cười, niềm vui, hy vọng

Thứ ba - 30/05/2017 15:27  3142
‘Hãy đánh thức thế giới, chiếu sáng tương lai! luôn luôn với nụ cười, niềm vui và hy vọng’.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc tiếp kiến chung với các nữ tu Dòng Môn Đệ Đức Chúa Trời DDM vào chiều ngày 22/05 vừa qua tại Tòa thánh Vatican. Dưới đây là bài diễn văn của Đức Thánh Cha với những người hiện diện.

 
 
Tôi xin đón chào tất cả chị em và chào thân ái tới bề trên tổng quyền mới cũng như các cố vấn mới. Tôi hy vọng rằng thời gian quan trọng này của Công Nghị có thể mang lại hoa trái tin mừng dồi dào trong cuộc sống ơn gọi của chị em.
 
Hoa trái đầu tiên là hoa trái của sự hiệp thông. Hãy mở lòng đón Chúa Thánh Thần, vị thầy của sự phong phú, đa dạng. Bậc thầy của sự hợp nhất trong khác biệt, chị em hãy tiến bước trong sự hiệp thông mà vẫn tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của nhau. Chính điều này sẽ dẫn dắt chị em tạo nên sự hiệp nhất không mệt mỏi trong những khác biệt của mỗi người  bởi mỗi người đến từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau. “Làm thế nào mỗi chị em có thể tự do chia sẻ những gì mình nghĩ, để được đón nhận với những ân sủng đặc biệt của mỗi người, và để trở nên đồng chịu trách nhiệm hoàn toàn? (Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tới tất cả những người thánh hiến, 21-11-2014, II, 3).
 
Nuôi dưỡng sự quan tâm và chấp nhận lẫn nhau; thực hành sửa lỗi  trong tình huynh đệ và tôn trọng những chị em yếu kém hơn; lớn lên trong tinh thần sống chung với nhau; loại bỏ khỏi cộng đoàn mọi sự chia rẽ, ích kỷ, nói xấu; nói chuyện với nhau một cách thẳng thắn và trong tinh thần bác ái. Thật vậy, chị em có thể sống và thực hành những điều này. Tất cả những điều cha vừa đề cập ở trên đều có thể là nguyên nhân phá hủy Tu hội.
 
Hoa trái của sự hiệp thông với anh chị em của Dòng thánh Phaolô. Anh chị em có chung một Người cha và là người sáng lập là Don Giacomo Alberione, và có cùng một sứ mệnh: Đem Tin Mừng đến cho những con người của thời đại chúng ta, đặc biệt, trong hoàn cảnh của anh chị em, qua việc phụng tự và quan tâm đến các linh mục. Đây là điều tốt. Hoa trái của sự hiệp thông với những đặc sủng khác nhau. Đó là thời điểm hiệp lực của tất cả những người tận hiến, để tiếp đón những gia sản quý giá của các đặc sủng khác nhau và để đặt chúng trong việc phục vụ Loan Báo Tin Mừng, mà vẫn giữ trung tín với căn tính của mỗi người. “Không ai đóng góp cho tương lai trong đơn độc, hay chỉ bằng những nỗ lực của bản thân” (Ibid.). Do đó, Cha mời gọi các chị em hãy trau dồi việc đối thoại và hiệp thông với những đặc sủng khác, và để chiến đấu chống lại bất cứ hình thức nào của việc coi mình là trung tâm. Thật là không tốt/khó chấp nhận khi một người tận hiến lại cho mình là trung tâm, luôn luôn xem mình là mẫu gương. Thật đáng sợ!
 
Cuối cùng hoa trái của sự hiệp thông là cùng với những anh chị em của thời đại chúng ta. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của lịch sử và niềm tin của chúng ta là niềm tin hoạt động trong lịch sử. Trong những đòi hỏi và mong đợi của những con người của thời đại này, chúng ta tìm ra những cách diễn tả quan trọng cho vai trò môn đệ Đức Ki-tô của chúng ta.
 
Công Nghị là thời gian để lắng nghe Chúa nói với chúng ta qua những dấu chỉ thời đại; cũng là khoảng thời gian chúng ta lắng nghe lẫn nhau để hiểu rõ những gì Thiên Chúa truyền đạt cho chúng ta qua những anh em của mình; Đây cũng là khoảng thời gian để đối chiếu một cách thanh thản và không thành kiến những dự phóng của người này với của những người khác. Tất cả những điều này đòi hỏi mở rộng tâm trí và trái tim. Theo nghĩa này, Tổng hội là một thời gian tốt để áp dụng tinh thần của việc xuất hành và lòng hiếu khách: Mở lòng để đón nhận với niềm vui những chân lý mà người khác truyền đạt, và để cùng nhau hướng tới sự thật toàn vẹn, mà chỉ có sự thật đó mới giải thoát chúng ta (x. Gioan 8,32).
 
Lắng nghe các chị em. Tôi nghĩ một trong những sứ mạng tông đồ ngày nay là hoạt động tông đồ của thính giác: Lắng nghe. Lắng nghe các sơ, cũng như những con người của thời đại ngày nay, và chia sẻ với họ: Những quan điểm này cần thiết cho một Tổng Hội tốt đẹp và cho một đời sống huynh đệ lành mạnh trong cộng đoàn, nơi đó sự lớn lên của mọi người đều cảm thấy liên quan đến, mọi người đều cho và mọi người đều nhận. Đừng bao giờ mệt mỏi với việc thực hành liên tục nghệ thuật lắng nghe và chia sẻ. Trong thời gian có những thử thách lớn lao này, việc đòi hỏi những người tận hiến sự trung thành cách sáng tạo, tìm kiếm một cách say sưa, lắng nghe và chia sẻ lại càng quan trọng hơn trước đây, nếu chúng ta muốn cuộc sống của mình có đầy đủ ý nghĩa cho bản thân chúng ta và cho những người chúng ta gặp gỡ.

Để kết thúc bài chia sẻ này, thật cần thiết để giữ một bầu khí của sự phân định, để nhận ra những gì thuộc về Thánh Linh và những gì đối lập với Người. Trước chúng ta là một thế giới triển vọng. Chính nền văn hóa trong đó chúng ta được đắm mình thể hiện tất cả chúng đều hữu hiệu, tất cả đều tốt đẹp, nhưng nếu chúng ta không muốn trở thành nạn nhân của nền văn hóa hạ gục (zapping) và khi đó, một nền văn hóa sự chết, chúng ta phải tăng trưởng thói quen phân định của chúng ta. Đừng bao giờ thôi đặt câu hỏi, mang tính cá nhân và trong cộng đoàn, “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”, “Chúa muốn chúng con làm gì?”
 
Công Nghị cũng là thời gian để đổi mới việc vâng theo Thánh Thần điều truyền cảm hứng ngôn sứ. Đây là một giá trị tuyệt đối cần thiết cho đời sống thánh hiến, nó như một dạng đặc biệt của việc tham dự vào sứ mệnh ngôn sứ của Đức Ki-tô. Điều này liên quan cùng lúc đến sự mạo hiểm và hiền lành, đam mê Thiên Chúa và đam mê con người, trở thành người phát ngôn cho Thiên Chúa chống lại sự dữ và chống lại mọi tội lỗi (x. Đời sống Thánh Hiến, 84).
 
Là những người nữ thánh hiến, các con sống trực tiếp lời ngôn sứ của niềm vui (the prophecy of joy). Đây là nơi đầu tiên. Trong nơi đầu tiên, đó là một năng lực của niềm vui, niềm vui của Tin Mừng. Nó là một lời ngôn sứ. Thế giới ngày nay đang cần điều này: Niềm vui nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Đức Ki-tô trong đời sống cầu nguyện mang tính cá nhân và cộng đoàn, bằng việc hằng ngày lắng nghe Lời Chúa, trong cuộc gặp gỡ với anh chị em, trong cuộc sống huynh đệ hạnh phúc nơi cộng đoàn, bao gồm sự mỏng manh, và trong việc ôm ấp thân xác của Đức Ki-tô nơi người nghèo. Các ngôn sứ của niềm vui được sinh ra từ việc cảm nhận được yêu cũng như được tha thứ.
 
Niềm vui là một thực tại đẹp trong đời sống của nhiều người tận hiến, nhưng nó cũng làm một thách thức lớn lao cho tất cả chúng ta. Một người đi theo Chúa mà không tìm thấy niềm vui là một môn đệ đáng buồn! (A sad discipleship is a sad discipleship!) Còn niềm vui thực sự, không phải là bận tâm đến cái tôi hoặc tự mãn, mà là chứng nhân đáng tin nhất của một đời sống dồi dào (x. Gioan 10,10), trong đời sống này “chiếu tỏa niềm vui và vẻ đẹp của đời sống theo Phúc Âm và đi theo Đức Ki-tô” (Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tới tất cả những người tận hiến, 21-11-2014, II, 1).
 
Cùng lúc đó, niềm vui này vừa đổ đầy lòng chị em và diễn tả nó nơi khuôn mặt của chị em sẽ dẫn chị em đi ra các vùng ngoại vi, đóng góp vào niềm vui của Giáo Hội, đó là việc loan báo tin mừng. Việc loan báo tin mừng là khi các con xác tín rằng Đức Giê-su là Tin Mừng, là niềm vui và hân hoan cho tất cả mọi người. Niềm vui này làm tiêu tan chứng ung thư của sự khước từ, bỏ cuộc, là hoa trái của chứng thờ ơ làm khô héo tâm hồn. Làm ơn xin đừng có những nữ tu cam chịu, bỏ cuộc (resigned nuns)! Hãy vui lên. Nhưng rồi ma quỷ sẽ nói: “Nhưng chỉ có một ít trong chúng ta vui thôi, còn chúng ta không có ơn gọi đó…”. Và bằng con đường này mà những khuôn mặt trở nên dài ra, cúi gằm, chán nản, thất vọng… (long, down, down, down..) và các con đánh mất niềm vui của mình, và cuối chúng chúng ta đi đến bỏ cuộc. Không, các chị em không thể sống như thế: Niềm hy vọng của Đức Giê-su Ki-tô là niềm vui.
 
Tôi cũng khuyến khích các con hãy là các ngôn sứ của niềm hy vọng, với đôi mắt hướng về tương lai, nơi Thánh Thần thúc đẩy các con, để Người cùng với các con tiếp tục thực hiện những điều vĩ đại (x. Đời sống thánh hiến, 110). Thánh Hilary of Poitiers, trong bài chú giải các Thánh Vịnh (118,15, 7) làm vang lên một câu hỏi mà nhiều người đặt ra và tiếp tục đề ra với các Ki-tô hữu ngày nay: “Hỡi các Ki-tô hữu, niềm hy vọng của các bạn ở đâu?” Là những người tận hiến, chúng ta biết rằng chúng ta không thể làm ngơ với câu hỏi này. Giống như các môn đệ của Đức Giê-su, chúng ta biết rằng niềm hy vọng dành cho chúng ta là một bổn phận, bởi vì chúng ta đã được mời gọi trả lời trong hy vọng với bất cứ ai chấp vấn về lý do của nó (x. 1 Phê-rô 3,15). Niềm hy vọng cái không làm thất vọng thì không dựa trên những con số hay các công việc, nhưng phụ thuộc vào Đấng, và cho Đấng không có gì là không thể làm được (x. Lu-ca 1,37). Thánh Augustinô nói rằng “ Chỉ có niềm hy vọng mới làm chúng ta là những Ki-tô hữu thực sự” (x. Thành Đô Thiên Chúa, 6, 9, 5). Và trong một tác phẩm khác Ngài khẳng định: “Bây giờ cuộc sống của chúng ta là niềm hy vọng, sau này nó sẽ là vĩnh cửu” (Chú giải Thánh Vịnh 103, 4, 17). Chỉ niềm hy vọng mới có thể làm chúng ta bước đi trên con đường sự sống, chỉ niềm hy vọng mới làm chúng ta có khả năng cho tương lai. Đức Giê-su Ki-tô và niềm hy vọng của Người (x. 1Tm 1,1): Chúng ta đã đặt tín thác nơi Người (x. 2Tm 1,12), và với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể là những ngôn sứ của niềm hy vọng.
 
Với lòng tín thác và sức mạnh này, Cha nhắc lại với các con: Đừng gia nhập đoàn ngôn sứ của sự bất hạnh, những người làm phá hoại to lớn đối với Giáo Hội và với đời sống thánh hiến; đừng đầu hàng cám dỗ của sự ể oải – giống như các Tông Đồ ở vườn Ghết-sê-ma-ni – và sự tuyệt vọng. Hãy gia tăng sức mạnh cho ơn gọi của các bạn như “những lính gác mong đợi hừng đông” (x. Is 21,11-12) để có thể báo cho những người khác bình minh đang đến. Hãy đánh thức thế giới, chiếu sáng tương lai! Luôn luôn bằng nụ cười, với niềm vui, niềm hy vọng.
 
Cảm ơn các con vì những gì các con đang là, vì những gì các con làm và cách thức các con thực hiện nó, cũng như ở đây trong tòa thánh Vatican. Cha cảm ơn các con rất nhiều! Xin Đức Maria, Mẹ của chúng ta bảo vệ các con bằng ánh mắt của  Ngài và xin Chúa chúc lành cho các con, xin người tỏ dung nhan Người cho các con và ban cho các con bình an và lòng thương xót.
 
Các con cũng hãy cầu nguyện cho Cha.
 
Tiểu Bôi chuyển ngữ
Nguồn: https://zenit.org/articles/popes-address-to-general-chapter-of-sister-disciples-of-divine-master/
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập307
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm285
  • Hôm nay59,990
  • Tháng hiện tại1,081,990
  • Tổng lượt truy cập71,109,747
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây