Bóng đá và người Kitô hữu

Thứ bảy - 07/07/2018 19:11  1986

Dường như mọi ánh mắt, mọi con tim đều đang hướng về nước Nga rộng lớn, nơi diễn ra những cuộc so tài của ba mươi hai đội bóng ưu tú nhất thế giới. Thế nên, không hề quá khi cho rằng trong thời gian này mọi người như đang ăn bóng đá, nói bóng đá và ngủ bóng đá.

lam dau hinh anh depBóng đá vẫn mãi là môn thể thao có một sức hút đặc biệt. Và đặc biệt hơn nó có thể tạo nên một thông điệp hoà bình. Ví như trận cầu giữa Đức và Anh trong thế chiến thứ nhất (1914). Một trận cầu mà chiến trường làm sân vận động, quân phục làm trang phục, mũ chiến làm cầu môn, và binh lính làm cầu thủ. Trận cầu đã xoá tan hận thù khi trước đó hai bên đáp trả nhau bằng súng ống, đạn dược. Và trận cầu đã thực sự gửi đi một thông điệp hoà bình dù rằng sau đó chiến trường vẫn là chiến trường, binh lính vẫn là binh lính.

Bóng đá là vậy. Nó vẫn mãi có một ngôn ngữ riêng của nó. Nó có thể tạo nên nguồn cảm hứng và bài học cho nhiều người. Bài học về sự lắng nghe. Bài học về tinh thần chiến đấu. Bài học về sự đoàn kết trong một tập thể. Tuy nhiên, với người Kitô hữu còn có một bài học khác cũng không kém phần quan trọng. Đó là bài học tuyên xưng niềm tin.  

Thử hỏi hết thảy mọi Kitô hữu có làm dấu thánh giá trước mặt nhiều người không cùng niềm tin tôn giáo khi dự tiệc trong một nhà hàng sang trọng không, hay lại lờ đi như muốn chối bỏ danh Kitô hữu của mình? Hay lại nhìn trước nhìn sau rồi làm dấu thánh giá cách lén lút? Thế mà nhiều cầu thủ, ngay cả những cầu thủ nổi tiếng như Messi, Neymar, Ramos…đã hiên ngang làm dấu thánh giá trước hàng nghìn cổ động viên trong sân vận động và hàng triệu khán giả đang xem qua tivi, khi vào sân bóng hay khi ghi được bàn thắng. Họ làm dấu thánh giá không phải như một thói quen mà hơn hết họ tin vào quyền năng của Thiên Chúa. Họ tin rằng Thiên Chúa sẽ chiến đấu cùng họ trong trận đấu. Họ tin rằng Thiên Chúa sẽ ban cho họ điều may mắn. Và khi đã ghi bàn thắng, họ tin rằng chính Thiên Chúa đã giúp họ chứ không phải công trạng của họ. Trong một lần phóng vấn, một phỏng viên đã hỏi Messi về ý nghĩa của việc giơ hai tay lên trời khi ăn mừng bàn thắng. Anh trả lời rằng anh giơ hai tay lên trời như muốn tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã giúp anh có được bàn thắng đó. Thật là một câu trả lời tuyệt vời cho một niềm tin tuyệt vời. Hay như cựu cầu thủ nổi tiếng Kaka của Brazil. Anh đã để lộ chiếc áo trong với dòng chữ lớn trước ngực“I belong to Jesus” (Tôi thuộc về Chúa Giêsu), sau khi dành cup vô địch với câu lạc bộ AC Milan. Với tư thế quỳ, đầu và hai tay hướng về trời cùng dòng chữ ấy, Kaka như muốn nói lên niềm tin tuyệt đối và lòng cảm tạ sâu sắc vào Thiên Chúa, Đấng đã ban cho anh nhiều phúc lộc.

Bóng đá là vậy. Nó không chỉ cho biết tinh thần của một đội bóng mà còn cho biết tính cách của từng cầu thủ. Nó không chỉ mang đến cảm xúc cho nhiều người mà còn mang đến bài học quí giá cho từng người theo dõi.

Các cầu thủ đã tuyên xưng đức tin trong môi trường làm việc của họ. Thiết nghĩ đây là bài học và là cảm hứng để cho chúng ta, những Kitô hữu cũng biết tuyên xưng niềm tin của mình, không chỉ trong gia đình mà còn trong môi trường làm việc của mình.

Tác giả: Antôn Hoàng Văn Phúc, OP

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập385
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm339
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại921,701
  • Tổng lượt truy cập78,925,152
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây