Lệ thuộc Thiên Chúa

Thứ hai - 10/08/2020 10:55  830
Thứ Ba sau Chúa Nhật XIX mùa Thường Niên
(Ed 2, 8-3, 4; Mt 18, 1-5.10.12-14)

chu giai mt 18 1 5 10 12 14Trong xã hội ngày nay, con người luôn có xu hướng sống tự do và tự lập. Họ tự đặt ra mục đích sống, tự mình trải nghiệm, đối đầu với mọi thử thách và tự mình giải quyết mọi vấn đề. Họ quên mất rằng con người là hữu thể giới hạn nên tự thân không thể tự giải quyết mọi thứ như: sự sống, đau khổ và sự chết. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã mạc khải cho các môn đệ điều ấy: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”.

Nên giống con trẻ không phải vì chúng ngây thơ vô tội, hay một đức tính luân lý nào khác, nhưng ở chỗ chúng sống lệ thuộc vào người lớn. Trong Nước Trời, chính lòng tin làm cho người môn đệ gắn bó, lệ thuộc vào Chúa Giê-su.


Lệ thuộc vào Chúa đòi hỏi người môn đệ hoán cải, tức là từ bỏ bản thân để đi theo Chúa Giê-su. Mỗi người đều có lý tưởng sống cho mình, có kế hoạch cho cuộc đời và đang nỗ lực biến ước mơ trở thành hiện thực. Theo Chúa Giêsu, mỗi người phải từ bỏ ý riêng để nhận ra thánh ý Chúa trong cuộc đời mình và nỗ lực cộng tác với Chúa để thánh ý Ngài được thực hiện. Ngoài ra, mỗi người còn phải bỏ đi những thói hư, nết xấu, những đam mê không tốt để xứng đáng trở nên hình ảnh sống động của Thiên Chúa. Thời Chúa Giê-su, các tông đồ là những người đầu tiên tin và đi theo Chúa. Các tông đồ đã bỏ lại sự nghiệp, gia đình để sống với Đức Giê-su. Mát-thêu làm nghề thu thuế, nghề tội lỗi, nhưng được Chúa gọi, ông đã hoán cải và đi theo Người. Từ bỏ bản thân để đi theo Chúa, người môn đệ đã lệ thuộc đời mình vào cuộc đời của Đức Giê-su.

Người chấp nhận lệ thuộc vào Chúa là người dám từ bỏ bản thân để bước theo Đức Giê-su. Lệ thuộc hoàn toàn là khi họ “sinh lại” để trở nên trẻ nhỏ. Nhờ phép rửa, mỗi người được gia nhập vào Nước Chúa và trở nên con cái của Ngài. Chúng ta đã bỏ đi con người cũ, con người tội lỗi, để trở nên con người mới, một con người trong sạch, an bình. Sự “sinh lại” không chỉ là thay đổi bản chất hay thay đổi tấm lòng. Được tái sinh không phải là được thay đổi mà là được tái tạo, được trở thành một nòi giống mới. Đó là sự sinh ra lần thứ hai. Thánh Phao-lô đã tự nhận mình là “đứa trẻ sinh non” của Chúa. Trước khi đến với Chúa, thánh nhân là người nhiệt tình bắt bớ đạo, nhưng qua biến cố ngã ngựa trên đường đi Đa-mát, Phao-lô đã được Đức Giê-su Phục Sinh biến đổi để trở thành vị tông đồ dân ngoại hăng say phục vụ Tin Mừng.

Những ai muốn vào Nước Trời phải trở nên như trẻ nhỏ. Đây là một tiến trình khó khăn và lâu dài, vì người lớn phải quay lại, hoán cải để đơn sơ như trẻ nhỏ, phải tự hạ mình xuống, bỏ đi những tự hào, tự mãn về mình, mở lòng đón nhận Nước Trời như quà tặng nhưng không. Như thế, trẻ thơ lại là mẫu mực cho các môn đệ của Đức Giê-su. Nước Trời dành cho trẻ thơ và những ai trở nên giống chúng, hoàn toàn lệ thuộc đời mình vào Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giê-su, vị mục tử nhân lành, xin Ngài uốn nắn và dạy dỗ chúng con nên giống trẻ thơ để chúng con luôn biết nương tựa nơi Chúa, hầu chúng con có được sự bình an và cảm nhận được tình yêu vô biên của Chúa. Amen!

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm398
  • Hôm nay41,880
  • Tháng hiện tại902,241
  • Tổng lượt truy cập78,905,692
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây