HIệp thông, "đặc sản" Công giáo

Thứ năm - 28/05/2020 00:21  2192
Thứ Năm sau Chúa Nhật thăng thiên
Ga 17, 20-26

15252659444 5f5a122a11 oHiệp thông - Coinodia có nghĩa là một lòng một ý, chín bỏ làm một, chín người cũng một ý; chứ không phải chín người mười ý, ông nói gà bà nói vịt, trống đánh xuôi kèn thổi ngược… Có thể nói hiệp thông chính là nét đặc trưng đáng kể cộng đoàn Giáo hội sơ khai, thế nhưng “đặc sản” này ngày nay đã bị mai một ít nhiều…

Thực ra, việc hiệp thông với nhau và bẻ bánh chỉ là hai mặt của một thực tại hiệp thông mà thôi. Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm nên sự hiệp thông trọn vẹn. Nơi cộng đoàn, chúng ta phải hiệp thông với nhau để cùng bẻ bánh (hay cùng dâng lễ). Nói cách khác, khi chúng ta hiệp thông với nhau là hiệp thông với anh em mình, còn khi chúng ta cùng tham dự lễ bẻ bánh là chúng ta nên một với Chúa. Tắt một lời, chúng ta chỉ có thể nên một với Chúa khi chúng ta hiệp thông với nhau.

Chả thế mà Sách Công vụ Tông đồ luôn nhấn mạnh việc hiệp thông với nhau có tầm quan trọng trước cả việc hiệp thông với Chúa. Tại sao vậy? Dường như có vẻ hơi ngược nghĩa chăng? Thưa không, vì ta chỉ có thể hiểu được điều này khi đặt sự hiệp thông ấy trong ý nghĩa của đoạn Tin mừng theo thánh Mát-thêu: “Vậy khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để lễ vật lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật” (Mt 5,23). Ở đây, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến người đang bất hòa, người đang bất bình.

Đây là nét độc đáo của cộng đoàn Giáo hội sơ khai mà ngày nay chúng ta phải học hỏi khi nhìn nhận, thay đổi não trạng về sự tha thứ, làm hòa, và hiệp thông. Như vậy, hiệp thông với anh em chính là cửa ngõ dẫn ta đi vào sự hiệp thông với Chúa. Nếu ta không có sự hiệp thông với anh em thì không có cách nào ta có thể đi vào sự hiệp thông với Chúa. Hơn nữa, hiệp thông với Chúa là nguồn mạch thúc đẩy ta đi vào sự hiệp thông với anh em.

Tưởng cũng nên nhắc lại, nếu khúc đầu trong Lời nguyện hiến tế (Ga 17,1-11), Chúa Giê-su đã thổn thức dâng lên Chúa Cha lời cầu nguyện đặc biệt và trước tiên cho nhóm môn đệ thân tín, những người đã được Chúa dày công huấn luyện “đi theo ở cùng”; thì hôm nay Chúa nới rộng hơn khi nói: “Lạy Cha, con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con” (Ga 17,20). Đây dường như là sứ điệp Chúa muốn đặt để nơi tín hữu từ việc tin đi đến nói và hành động thế nào để nhờ mình mà nhiều người cũng tin và nhận biết Chúa Cha (c.23). Các môn đệ không dễ tin thật và thẩm thấu tương quan nguồn gốc giữa Chúa Giê-su với Chúa Cha, vì mãi đến khi Chúa sắp chia tay đi chịu chết rồi, các ông mới thú thật bây giờ chúng con tin thật Thầy từ Chúa Cha mà đến (Ga 16,30). Cùng tin sẽ là con đường dẫn đến sự hiệp thông.

Qua đó, chúng ta học cách giáo dục của Chúa, ân cần, kiên trì và hy vọng; cũng như học với Ngài cách ưu tiên trong lời cầu nguyện luôn đặt để sự hiệp nhất nên một trong tình yêu Ba Ngôi, từ trong ra ngoài, từ gần đến xa, từ ít đến nhiều. Khi nào sự hiệp nhất càng cao, khi ấy chúng ta càng đáng dâng lễ, cầu nguyện, tạ ơn và xin ơn.

Tác giả: Lm. Giuse Phạm Văn Quang

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập186
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay55,174
  • Tháng hiện tại591,658
  • Tổng lượt truy cập70,619,415
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây