Biến đổi trong ân sủng và bình an

Thứ tư - 16/03/2022 09:09  497
Lc 8,28b-38; St 15,5-12.17-18; Pl 3,17-4,1

5255546421 aaf5aad970 kPhụng vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ II Mùa Chay năm C mời gọi chúng ta “biến đổi” con người tội lỗi để trở về với Chúa trong ân sủng và bình an. “Biến đổi” không phải trở nên một con người xa lạ, khác thường nhưng “biến đổi” theo một cách thức mới mẻ. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, người được biến đổi trở nên giống Chúa Ki-tô và sẽ thiết lập một trật tự mới trong các mối tương quan tha nhân tốt đẹp. Tác động của sự biến đổi không làm thay đổi con người thể lý, nhưng là nguyên nhân thay đổi con người nội tâm trở nên thụ tạo mới trong Chúa Ki-tô. Muốn hiểu sự biến đổi này, chúng ta cùng suy niệm cuộc biến đổi của tổ phụ Apraham và cuộc biến đổi của Chúa Giê-su trong bài Tin mừng hôm nay.

Từ khởi thủy, tổ tông Adam và Eva phạm tội bất trung với Thiên Chúa, con người phải chết và hậu quả của tội đã nhập vào thế gian và lưu truyền cho con cháu. Tuy nhiên, vì tình thương, Thiên Chúa muốn cứu độ con người và phục hồi phẩm giá của con người bị tổn thương do tội gây ra. Tình thương ấy đã đi vào lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã đơn phương ký kết một giao ước với dân Chúa qua trung gian là tổ phụ Apraham. Kinh Thánh kể Thiên Chúa lập giao ước và hứa với tổ phụ Apraham rằng: “Ta là Chúa, Đấng dẫn dắt ngươi ra khỏi thành Ur của dân Cal-đê, để ban cho ngươi xứ này làm gia nghiệp… và miêu duệ của ngươi sẽ đông đảo như sao trên trời” (bài đọc 1). Và vì tin lời Chúa hứa, tổ phụ Apraham ra đi không biết mình đi đâu, đã trở nên người công chính và cha của những kẻ tin.

Để thiết lập giao ước, Thiên Chúa phán với tổ phụ Apraham chuẩn bị một số lễ vật như sau: “Một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một con chim gáy mái và một con bồ câu non”.

Thực hiện nghi lễ giao ước, tổ phụ Apraham đã bắt tất cả những con vật ấy, trừ đôi chim gáy, chặt chúng ra làm đôi, đặt phân nửa này đối diện với phân nửa kia. Nghi thức này hàm ý rằng, ai vi phạm giao ước sẽ bị phanh thây làm đôi như những con vật này. Kinh Thánh kể tiếp, lúc mặt trời đã lặn, bóng tối mịt mù phủ xuống, một cơn sợ hãi khủng khiếp và u tối bao trùm lấy tổ phụ Apraham thì Thiên Chúa đến thiết lập giao ước với dấu chỉ “một chiếc lò bốc khói và một khối lửa băng qua giữa những phần con vật bị chia đôi. Trong ngày đó, Thiên Chúa đơn phương phán với tổ phụ Apraham rằng: Ta ban xứ này cho miêu duệ ngươi, từ sông Ai-cập cho đến sống Eu-phrát”. Phần tổ phụ Apraham không buộc cam kết.

Chiêm ngắm giao ước Thiên Chúa đơn phương thiết lập với tổ phụ Apraham để cho thấy cuộc biến đổi của tổ phụ Apraham từ một người đức tin còn non trẻ trở nên cha của những kẻ tin vì tổ phụ Apraham đã tin vào lới hứa Thiên Chúa ban cho một dân tộc đông đúc như sao trên trời, như cát ngoài biển và sống trên một vùng đất đầy sữa và mật.

Tình thương và lời hứa cứu độ của Thiên Chúa tiếp tục thể hiện cách trọn vẹn qua cuộc biến đổi của Chúa Giê-su trên núi Tabor. Cùng hiện diện trong biến cố này là thánh Phê-rô, thánh Gioan và thánh Gia-cô-bê, tông đồ, Chúa Giê-su muốn cho các ông chiêm ngắm trước vinh quang của Ngài. Đó là bản tính thần linh mà Chúa Giê-su muốn mạc khải cho các ông biết chước để khi các biến cố tử nạn – phục sinh xảy ra, các ông không bỡ ngỡ, trốn chạy nhưng thay vào đó là niềm xác tín vào Chúa nhiều hơn.

Để hoàn tất lời hứa cứu độ, Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài là Chúa Giê-su xuống thế làm người. Ngôi Hai Thiên Chúa vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã từ bỏ vinh quang mang thân phận con người ngoại trừ tội lỗi để đồng bàn với tội nhân, ăn uống với quân thu thuế để mặc khải cho họ biết một Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Chúa Giê-su đã phải chấp nhận sự hiểu lầm, chấp nhận bị đối xử tàn nhẫn, bị khinh miệt như tử tù nhưng tất cả những điều đó không làm Chúa Giê-su gục ngã. Thay vào đó, Chúa Giê-su biểu lộ một lòng tin mạnh mẽ nơi Chúa Cha, sẽ biến đổi Ngài trở nên giá cứu chuộc cho muôn người. Bởi vậy, biến cố Chúa Giê-su biến hình, Chúa Cha đã khen thưởng Ngài rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài”.

Trong việc “biến hình” trọng đại này, Chúa Giê-su biến đổi từ bản tính nhân loại, sang bản tính thần linh để tỏ lộ vinh quang Thiên Chúa cho các tông đồ như một minh chứng giúp các tông đồ tin vào Chúa nhiều hơn. Sự biến đổi luôn đòi hỏi một lòng tin tuyệt đối và trải qua thời gian thử thách như một cách thanh luyện lòng tin của mỗi người trước những gian nan khốn khó xảy ra trong cuộc đời.

Ai trong chúng ta cũng muốn được biến đổi dưới tác động của Chúa Thánh Thần để trở nên tốt hơn mỗi ngày, nhưng mỗi chúng ta mang kiếp bụi đời nên đầy lòng tham lam ích kỷ, thú vui trần thế. Một mặt muốn buông bỏ, sống thuộc trọn về Chúa; mặt khác muốn vui thú trong tội và những cám dỗ đam mê xác thịt. Cả hai đều tồn tại song song, có lúc điều thiện lấn át sự ác, đôi khi, sự ác muốn vượt lên sự thiện trong một con người nội tâm. Muốn vượt qua những cơn cám dỗ, chúng ta noi gương bắt chước lời thánh Phaolo trong bài đọc 2, gửi tín hữu Philiphe. Thánh nhân đã sống theo đức tin của tổ phụ Apraham là đặt lòng cậy trông nơi Thiên Chúa thì Thiên Chúa sẽ dùng quyền năng Thánh Thần mà chế ngự tất cả những yếu đuối của thân phận con người và biến đổi chúng ta nên giống như thân xác vinh hiển của Chúa Giê-su. Amen!

Tác giả: Lm. Phêrô Nguyễn Văn Chương

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập232
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay60,642
  • Tháng hiện tại647,524
  • Tổng lượt truy cập70,675,281
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây