Hình ảnh diễn tả Nước Thiên Chúa đầy đủ nhất

Thứ năm - 28/01/2021 21:20  3021
THỨ SÁU SAU TUẦN III THƯỜNG NIÊN
Mc 4,26-34

15c8c27dee2e00592fc142718c9d5ce8“Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được?” (Mc 4,30)

Nước Thiên Chúa hay Nước Trời, hay nói một cách bình dân hơn: Thiên Đàng, là một mầu nhiệm, một thực tại siêu nhiên phong phú. Nói về hay mô tả Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã phải dùng rất nhiều dụ ngôn và mỗi dụ ngôn xem ra cũng chỉ nói được một vài đặc tính của Nước Trời mà thôi vì Nước Trời là một thực tại quá phong phú.

Bài Tin mừng hôm nay (Mc 4,26-34) nói về Nước Trời như hạt giống được gieo xuống lòng đất để nói về sức mạnh nội tại của nó. Sức mạnh ấy được thể hiện qua hai cách thức có vẻ như trái ngược nhau: vừa lặng lẽ, vừa rõ ràng.

Trước hết, Nước Trời hoạt động rất lặng lẽ, không ồn ào, không gây xáo trộn nhưng âm thầm lặng lẽ như thể không có gì xảy ra. Thật vậy, “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người gieo vãi hạt giống xuống đất.” Hạt giống ấy đã âm thầm mọc lên, người gieo hạt sau khi gieo xong, đi ngủ hay thức, đi làm gì hay nghỉ ngơi không cần biết, “hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Ðất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa” (Mc 4,28-29). Điều này cho thấy, cũng như hạt giống kia, Nước Trời có sức sống nội tại của nó. Sức sống của nó hoạt động mãnh liệt, bên bỉ, dẻo dai. Mặc dầu bề ngoài rất âm thầm, lặng lẽ, không ồn ào, không gây xáo trộn. Mặc dầu người gieo chẳng cần phải làm gì ấy vậy mà kết quả cứ bội thu. Vậy, hãy tin tưởng, hãy tín thác và hãy làm phận vụ của mình. Còn kết quả, chính Chúa sẽ liệu.

Tiếp đến, bài Tin mừng lại cũng nói đến Nước Trời như hạt giống, cụ thể là hạt cải, hạt cải nhỏ bé để lưu ý chúng ta đến cái vĩ đại, đến sự phát triển nhanh chóng về vóc dáng của nó: Một sự phát triển quá rõ ràng, ấn tượng. Thật vậy, “Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được” (Mc 4, 31-32).

Sau cùng, Tin Mừng hôm nay còn ghi lại nhận xét của tác giả Maccô về những gì đã diễn ra cho thấy rao giảng bằng dụ ngôn là lối rao giảng ưa thích, hơn nữa còn là cách giảng dạy chủ yếu của Chúa Giêsu. Đặc biệt, tác giả lưu ý và mời gọi chúng ta đặc biệt lưu tâm, những ai tha thiết tìm hiểu, những kẻ gần gũi gắn bó với Chúa, sẽ được Chúa tỏ cho rõ hơn về màu nhiệm Nước Trời và họ cũng có cơ hội để hiểu lời Ngài giảng dễ dàng hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn: “Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau thì Người giải nghĩa hết” (Mc 4,34). Điều này mời gọi chúng ta hãy ở lại, lưu lại riêng với Chúa. Hãy dành thời gian nhiều hơn để suy gẫm lời Chúa như Mẹ Maria đã làm: “ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng”. Chính nhờ suy đi nghĩ lại trong lòng, chính nhờ việc trao đổi, hỏi han trực tiếp với Chúa, Chúa sẽ tỏ cho ta thấy rõ hơn ý định của Chúa. Chúng ta sẽ cảm thấy gần gũi Chúa, hiểu biết Chúa và trở nên giống Chúa hơn.

Thực ra, hơn bất cứ hình ảnh so sánh nào về Nước Trời, chính Chúa Giêsu là hình ảnh, là dụ ngôn vừa lặng lẽ, vừa rõ ràng, vừa trung thực nhất về Nước Trời. Gần Ngài, trao đổi, gắn bó với Ngài, chúng ta sẽ thấy, hiểu rõ và kinh nghiệm thế nào là Nước Trời. Amen.

Tác giả: Lm. Gioachim Nguyễn Hữu Văn

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập386
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm355
  • Hôm nay39,021
  • Tháng hiện tại899,382
  • Tổng lượt truy cập78,902,833
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây