Cơn khát truyền giáo?

Thứ bảy - 16/10/2021 04:28  832
download 8Như chúng ta đã biết: Người Mỹ có tham vọng chiêu mộ người tài khắp thế giới bằng cách cho nhập tịch, kết hôn, để nâng cao chất sám. Người Nhật có tham vọng cải thiện chiều cao vóc dáng, nên trọng tuyển những cô chân dài, người mẫu, để cấy gen-nhân giống… Còn người Công giáo có tham vọng gì? Làm sao cho ra tiền ra bạc, ăn lên làm ra, ăn sung mặc sướng, để ‘ngồi mát ăn bát vàng’?

Thưa! Đó là tham vọng, là cơn khát muôn thuở của con người, thiết tưởng chẳng cần bàn đến ở đây, vì thế gian đầy người… Nhưng có một cơn khát đáng bàn, đáng phải sám hối, đáng phải nói về, mà mỗi năm có dịp được nhắc lại, người Công giáo nghe cứ sai sai, xa lạ, mơ hồ, lạc điệu, là cơn khát truyền giáo. Phải chăng đó là lệnh truyền của Chúa Giêsu nói với ải với ai, chứ chẳng hề hấn gì đến tôi, nằm ngoài phủ sóng của người Công giáo chúng ta. Vậy, cơn khát của tôi và bạn là gì? Trước hết, chúng ta cùng tìm về cơn khát truyền giáo của một số vị thánh sau.

Trước hết là cơn khát của thánh F.Xavie. Tôi sẵn sàng đi tới tận cùng bờ cõi trái đất chỉ để cứu lấy 1 linh hồn đang cần đến. Lòng nhiệt huyết ấy đã thôi thúc Ngài tới Ấn Độ và qua đời tại Macao khi đang hăng say loan báo Tin mừng.

Thứ 2 là cơn khát của nữ thánh Têrêsa Hài Đồng Giê-su. Thánh nữ khao khát làm cơn mưa hoa hồng tình yêu dưới đất cũng như trên trời. Chẳng hạn trong cuốn Huấn dụ và ghi niệm, thánh nữ viết: “Hết giờ chơi chiều đến giờ kinh tối, em có thói quen để giỏ kim khâu vá trên ghế ngay trên 1 cái giá. Thật tiện vì các chú nhện không đến giăng màn bên trong, như khi để giỏ dưới đất. Nhưng chẳng mấy chốc có chị khác thường cũng để giỏ nơi đó. Em tự nghĩ: chị em khác cũng thấy nơi đó tiện lợi, vậy em nhường chỗ ấy cho các chị. Điều đó làm cho chị em hài lòng hơn, khi chỗ đó trống các chị được tự do sử dụng; vả lại chỗ đó cao không phải cúi lưng xuống chi cả”. Đó phải là cả tình yêu, sự hy sinh và là tác động của công cuộc truyền giáo rồi. Tôi trộm nghĩ nếu ai cũng có cung cách hành xử cao thượng như chị thánh, thì mỗi cộng đoàn, lối xóm và gia đình làm gì có khái niệm: bon chen, giành giật, đấu đá, kiện cáo nhau???

Thứ 3 là cơn khát của nữ thánh Têrêsa Avila. Chị đã có 1 cơn khát, cũng là linh đạo dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Đó là cơn khát sống khiêm nhường qua 3 bước: thứ nhất là tình yêu dành cho nhau, thứ hai là siêu thoát mọi sự và thứ ba là khiêm nhường đích thực, vì đây chính là nguyên lý nền tảng và gồm tóm tất cả. 

Thứ 4 là cơn khát truyền giáo của Đức Maria. Trên hết và là mẹ của mọi cơn khát. Ấy là cơn khát Xin vâng, khiêm nhường, phục vụ của Đức Maria, khi chỉ dám nhận là Nữ Tỳ của Chúa. Đón nhận Ngôi lời vào trong cung lòng, Mẹ hăm hở, hối hả, băng qua núi đồi, vượt ngàn trùng cách trở với bầu bí thân nữ nhi đến với chị họ Elisabet để loan tin vui và ở lại độ 3 tháng để hết tình phục vụ.

Vậy cơn khát truyền giáo của mỗi chúng ta thì sao? Để kết thúc xin được cô đọng với bài viết đã được đăng tải trên trang mạng gpbuichu.org với tựa đề: TRUYỀN GIÁO BẰNG BẢN CHẤT KI-TÔ.

Nhân dịp tra chứng hôn phối, người viết có hỏi một người tốt nghiệp Đại học Y, có Phòng khám và Hiệu thuốc như sau: Anh có biết sứ mạng của người giáo dân ngày nay là gì không? Thưa! Sứ mạng của người giáo dân ngày nay là thánh hóa trần gian bằng những công việc trần gian (Sắc lệnh TĐGD-Va II), chứ không phải là sự thánh thiện, đọc kinh lễ lạy suốt ngày như quý ông bà lớn tuổi.

Chẳng hạn, anh hãy tiêm, hãy bán thuốc, hãy ra đi và phục vụ mọi người, như thể anh đang chăm cha, chăm mẹ, chăm vợ, chăm anh chị em ruột rà bằng cả tinh thần trách nhiệm, bởi tự bản chất, lương y như từ mẫu. Người có điều kiện, anh cũng không tơ màng đến chuyện đục khoét, nhưng bắt gặp ai đó nghèo khổ khó khăn, lo chạy từng bát cơm manh áo, anh sẵn sàng ‘tình cho không biếu không’, hay chỉ lấy chút chút mà thôi. Hơn nữa, ban đêm, nếu có ai đó Alo xin anh thương giúp, bố mẹ tôi, người nhà của tôi đang nguy kịch, anh hãy như một linh mục, rời bỏ chăn ấm nệm êm mà đi giúp họ. Khi ấy, anh thật xứng với lý tưởng bao đời: LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU, thay vì nay lương y đang biến thái nhiều.

Thiết tưởng nếu ta làm được những điều như chàng bác sĩ trên được đưa ra để ví von, thì đó chẳng phải là truyền giáo đó sao? Đức Giáo hoàng Phao-lô VI đã nói: Con người ngày nay nghe lời các chứng nhân hơn là những thầy dạy... hay Tôi tớ đáng kính F.X Nguyễn Văn Thuận định nghĩa: Tông đồ là người có Chúa Ki-tô trong lòng, Chúa Ki-tô trên mặt, Chúa Ki-tô trong miệng, Chúa Ki-tô trên tay, Chúa Ki-tô trong óc, Chúa Ki-tô trên vai… Tắt một lời, tông đồ là người có đầy tràn Chúa Ki-tô và cho kẻ khác Chúa Ki-tô, đó phải là nỗ lực, phải là cơn khát của người Công giáo chúng ta. Amen.

Tác giả: Lm. Giuse Phạm Văn Quang

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập363
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm328
  • Hôm nay40,271
  • Tháng hiện tại1,062,271
  • Tổng lượt truy cập71,090,028
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây