Mục đích của kinh Mân Côi trong đời sống đức tin Công giáo[1]

Thứ năm - 03/10/2024 21:16  380
Trong Năm Phụng Vụ, Giáo hội dành Tháng Mười để sùng kính Đức Maria qua Kinh Mân Côi. Đây là thời gian thuận tiện nhất để chúng ta suy gẫm về Kinh mân Côi và ý nghĩa của nó trong hành trình đức tin của chúng ta.
 
1

Vậy Kinh Mân Côi là gì?

Từ Kinh Mân Côi (Rosary) có gốc tiếng Latin là “rosarium” có nghĩa là “vươn miện hoa hồng” hay “vòng hoa hồng”. Với chúng ta, những người có cùng niềm tin Công giáo, Kinh Mân Côi là một hình thức cầu nguyện mà chúng ta thực hành cùng một với tràng chuỗi cũng mang tên là chuỗi mân côi. Khi nói về việc cầu nguyện, từ “Kinh Mân Côi” thường được viết hoa, còn khi nói về tràng hạt thì chữ “chuỗi mân côi” được viết thường.

 
2

Theo truyền thống đạo đức, Kinh Mân Côi đã được chính Đức Mẹ Đồng Trinh trao choThánh Đa-minh, trong một cuộc hiện ra với thánh nhân năm 1214. Tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi cũng được ban trong biến cố hiện ra này. Cha Đa-minh và thần học gia Alanus de Rupe đã cổ võ việc thực hành dọc Kinh mân Côi bằng cách thiết lấp “Mười lăm lời hứa Mân Côi”[2] và hình thành một số Hội Mân Côi.

Việc sùng kính Kinh mân Côi là một trong những nét đặc trưng nhất trong việc thực hành đạo đức bình dân của người Công giáo. Kinh Mân Côi gợi hứng giúp chúng ta suy niệm về các mầu nhiệm trong cuộc sống trần thế của Chúa Giê-su và Đức Mẹ. Thật vậy, cầu nguyện là một phần quan trọng trong đời sống đức tin của chúng ta trong tư cách một người Công giáo. Theo Giáo Lý Hội Thánh Công giáo, cầu nguyện “là hướng tâm trí,tưởng tượng, cảm xúc và lòng ước muốn. Việc vận động các quan năng này là điều cần thiết để đào sâu niềm xác tín của chúng ta, thúc đẩy sự hoán cải trái tim và củng cố ý hướng để bước theo Đức Ki-tô”.

Cầu nguyện bằng kinh Mân Côi

Kinh Mân Côi là một hình thức đạo đức bình dân thể hiện lòng sùng kính Đức Mẹ. Kinh này bao gồm một số lời kinh. Những lời nguyện mở đầu gồm Kinh Tin Kính các Tông Đồ, một Kinh Lạy Cha và ba kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh.

Vào thế kỉ XVI, Đức Giáo hoàng Pio V đã thiết lập và tiêu chuẩn hóa mười lăm mầu nhiệm Mân Côi  và được chia làm ba nhóm mầu nhiệm lớn, năm Mầu nhiệm mùa Vui, năm mầu nhiệm mùa Thương và năm mầu nhiệm Mùa Mừng. Năm 2002, Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phao-lô II đã thêm năm mầu nhiệm Mùa Sáng. Ngày nay tất cả có 20 mầu nhiệm họa lại các biến cố quan trọng trong cuộc đời trần thế của Chúa Giê-su.

 
3

Các Mầu Nhiệm Mùa Vui gồm có biến cố Truyền Tin (Lc 1, 26-38), biến cố  Thăm Viếng (Lc 1, 40-56), biến cố Giáng Sinh (Lc 2, 6-20), biến cố Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ (Lc 2, 21- 39), và biến cố tìm thấy Chúa Giêsu trong Đền Thờ (Lc 2, 41-51).

Sau đó đến các Mầu Nhiệm Mùa Thương bao gồm biến cố Chúa Giêsu Trong Vườn Cây Dầu (Mt 26, 36-46), việc Chúa Giêsu Chịu Đánh đòn (Mt 27, 26), việc Chúa Giêsu Chịu Đội Mão Gai (Mt, 27, 29), biến cố Chúa Giêsu Vác Thập Giá (Ga 19, 17), và biến cố Chúa Giêsu chịu đóng đinh (Lc 23, 33-46).

Mầu nhiệm thứ ba là các Mầu nhiệm Mùa Mừng, đó là biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh (Lc 24, 1-12), biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên (Lc 24, 50-51), biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Cv 2, 1-4), biến cố Đức Maria Hồn Xác Lên Trời (Kh 12) và mầu nhiệm Thiên Chúa ân thưởng Đức Mẹ trên Trời (Kh 12,1).

Cuối cùng là Các Mầu nhiệm Sự Sáng bao gồmbiến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođan, biến cố Chúa Giêsu làm phép lạ tại Tiệc cưới ở Cana, Sứ mạng rao giảng Nước Thiên Chúa của Chúa Giêsu, biến cố Chúa Giêsu  biến hình và biến cố Chúa Giêsu Thiết lập Bí tích Thánh Thể.

Kinh Mân Côi và việc cầu nguyện

 
4

Trong suốt lịch sử Giáo hội Công giáo, nhiều Giáo hoàng và nhiều vị thánh đã cổ võ việc cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Khi chúng ta hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh Mân Côi và thực hiện việc cầu nguyện bằng kinh Mân Côi thường xuyên, chúng ta sẽ dần nhận ra ý nghĩa đích thực của việc cầu nguyện. Chúng ta ý thức rằng những lời cầu nguyện bằng kinh Mân côi không chỉ hướng ta đến với Mẹ Thiên Chúa nhưng là dẫn ta đến với chính Đức Ki-tô.

 Qua Đức Maria. chúng ta được được đưa tới gần hơn mối thân tình với Con của Mẹ là Đức Giê-su. Kinh Mân Côi là một lời mời gọi giúp chúng ta cầu khẩn Thiên Chúa và để yêu Ngài nhiều hơn. Mỗi khi chúng ta đọc 12 kinh làm nên mỗi chục Mân Côi, chúng ta sẽ được đào sâu hơn mầu nhiệm liên quan tới chục Mân Côi đó. Tuy nhiên, dù có thể đọc thuộc lòng cách dễ dàng, có thể thành tiếng hay im lặng, nhưng như thế là không đủ vì chúng ta sẽ đánh mất bản chất đích thực của những lời cầu nguyện này.

Thật vậy, việc cầu nguyện bằng Kinh mân Côi do đó không chỉ là việc đọc những lời kinh. Những nó phải là sự suy gẫm về ân sủng của Thiên Chúa. Cầu nguyện là nguồn trợ lực giúp chúng ta làm triển nở và thăng tiến mối tương quan vời Thiên Chúa và Kinh Mân Côi cũng có thể mang lại cho chúng ta phần thưởng tuyệt vời như thế. Nhờ việc đọc kinh Mân Côi, chúng ta suy niệm về những biến cố trong cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, qua đó giúp chúng ta biết và yêu Chúa hơn.

Khi chúng ta không ý thức về việc suy niệm các phương diện của Kinh Mân Côi, chúng ta sẽ biến việc cầu nguyện thành những cử chỉ trống rỗng, máy móc và vô nghĩa. Chúa Giê-su đã lên án trong Tin Mừng khi cầu nguyện bằng cách lặp đi lặp lại những lời lảm nhảm vô nghĩa. Trái lại, kinh Mân Côi với bản chất suy tư sâu sắc đã làm cho lời kinh này trở thành cách cầu nguyện có một sức mạnh và sự sâu sắc đặc biệt.
 
Kinh Mân Côi không chỉ là những chuỗi hạt hay một lời cầu nguyện mà chúng ta đọc trong suốt tháng Mười. Nhiều người đã chiến thắng trong những cuộc chiến thiêng liêng nhờ hoạt động biểu tượng này. Nhiều trái tim đã được đánh động và những người khô khan đã trở nên sốt sắng đạo đức nhờ kinh Mân Côi.


Vậy còn bạn, bạn đã có kế hoạch gì trong những tháng Mân Côi? Kinh Mân Côi có ý nghĩa gì trong đời sống cá vị của bạn? Lòi kinh này đã nâng đỡ bạn trong hành trình đức tin như thế nào?
 

Tác giả: Khiêm Nhu chuyển ngữ

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm58
  • Hôm nay13,444
  • Tháng hiện tại302,053
  • Tổng lượt truy cập77,096,301
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây