Tỷ lệ sinh toàn cầu giảm: Công ty Nhật Bản chuyển...
Chủ nhật - 14/04/2024 21:05
735
TỶ LỆ SINH TOÀN CẦU GIẢM: CÔNG TY NHẬT BẢN CHUYỂN HƯỚNG SANG SẢN XUẤT TÃ LÓT CHO NGƯỜI LỚN
Bởi Daniel Payne
CNA Staff, Apr 10, 2024 / 15:30 pm
“Sự tăng trưởng như dự đoán!”
Đó là cách công ty Oji Holdings có trụ sở tại Tokyo mô tả hệ thống kinh doanh tã lót cho người lớn tại Nhật cuối tuần trước. Công ty đã thông báo trong một bản thông cáo báo chí rằng công ty sẽ ngừng “dự án kinh doanh tã lót trong nước cho trẻ sơ sinh” vào cuối năm nay.
Công ty đã chỉ ra rằng thị trường tã lót sơ sinh tại Nhật Bản là một “ngành kinh doanh tăng trưởng thấp,”, mặc dù công ty 150 tuổi nói nó sẽ không đóng cửa hoàn toàn ngành kinh doanh tã lót.
Thông cáo nhấn mạnh rằng công ty “đặt mục tiêu tiếp tục… tập trung nguồn lực của nó vào thị trường dành cho ngành kinh doanh tã lót nội địa cho người lớn, nơi mà sự tăng trưởng sẽ đạt được như mong đợi”.
Việc chuyển hướng của công ty Oji sang việc sản xuất tã lót người lớn cho thấy đang diễn ra cuộc khủng hoảng mà nhiều quốc gia phát triển khắp thế giới đang phải đối mặt, trong đó Nhật Bản là một quốc gia điển hình: đó là sự sụt giảm tỉ lệ sinh.
Thật vậy, tỉ lệ sinh toàn cầu đã đang sụt giảm trong những thập kỉ gần đây, mặc dù vấn đề này thường nghiêm trọng nhất tại những quốc gia công nghiệp hóa với mức sống cao.
Theo đó, nhiều quốc gia phát triển có tỉ lệ sinh thấp hơn “tỉ lệ thay thế” – thường mỗi phụ nữ sinh khoảng 2.1 đứa con – cần để giữ sự ổn định dân số. Tại Mỹ tổng tỉ lệ sinh chỉ khoảng 1.7; tại Anh là 1.5; tại Dức là 1.4.
Trong khi đó, tại Nhật Bản tỉ lệ sinh chỉ khoảng 1.3. Tỉ lệ sinh thấp nghiêm trọng của quốc gia đã dai dẳng hàng thập kỉ qua; Nhật Bản không đạt tỉ lệ thay thế kể từ khoảng những năm 1970.
Với tỉ lệ sinh tương đối thấp, Nhật Bản đang bị già hóa nghiêm trọng: Quỹ Tiền Tệ QUốc tế vào năm 2020 đã nói rằng “với độ tuổi trung bình là 48.8, dân số Nhật Bản là quốc gia già nhất thế giới,” và chính phủ nước này dự đoán rằng trước năm 2060 “tỉ lệ giữa người già và người ở độ tuổi làm việc gần như 1:1”
Giáo hội đã cảnh báo về vấn đề sinh sản trong nhiều năm
Những nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo đã cảnh báo về sự sụt giảm tỉ lệ sinh toàn cầu nhiều năm qua. Năm 2022, Đức giáo hoàng Phan-xi-cô đã mô tả sự suy giảm khả năng sinh sản đang diễn ra ở Phương tây như môt “tình trạng mang tính xã hội khẩn cấp” và một dấu chỉ “của sự nghèo đói kiểu mới” cùng với đó Ngài cho rằng “vẻ đẹp của một gia đình đông con” đang “có nguy cơ trở thành một điều không tưởng, một giấc mơ khó có thể thành sự thật”.
Cũng vậy, Đức giám mục Vincenzo Bassi, Chủ tịch Hiệp hội Gia đình Công Giáo Châu Âu, đã nói với CAN năm 2020 rằng “không có trẻ em, không có những người làm việc trong tương lai, chúng ta không thể duy trì sự cân bằng sinh sản, một điều rất cần thiết với tương lai, nhất là với nền kinh tế của Châu Âu trong tương lai, trong đó có đất nước tôi (Ý), cũng như trên toàn thế giới”.
Cùng với đó, Giám mục Phụ tá Giáo phận Denver, Jorge Rodríguez đã nói trên tờ Crux năm 2021 rằng bên cạnh những “hậu quả xã hội” chính của vấn đề tỉ lệ sinh thấp, “sự suy giảm tỉ lệ sinh cũng đồng nghĩa với sự suy giảm khả năng để yêu và chăm sóc cuộc sống”.
Cũng trong chiều hướng đó, cuối tuần qua, Laurie Derose, một giáo sư trợ giảng của Khoa Xã hội học, Đại học Công Giáo Mỹ, đã nói với CAN rằng cuộc khủng hoảng về sự già hóa và sinh sản có nguồn gốc từ việc giảm tỉ lệ sinh đã bắt đầu từ nhiều năm trước. Bà nói: “Vấn đề là không phải là độ tuổi trung bình của những người già gần chết là bao nhiêu (60, 70, 80 hay 90 tuổi) mà vấn đề nằm ở chỗ số lượng trẻ mới được sinh ra có còn dồi dào hay không”.
Bà cũng lưu ý: “Độ tuổi trung bình đang thay đổi một chút nếu mọi người chết ở độ tuổi 90 thay vì ở tuổi 80 (hay già hơn một chút), những độ tuổi trung bình sẽ thay đổi rất lớn nếu một đứa trẻ sơ sinh không được sinh ra”. “Nói cách khác, việc giảm tỉ lệ sinh sẽ làm dân số bị già hóa rất trong một thời gian rất dài, trong khi việc người già tăng chỉ làm già hóa dân số nhiều nhất là 30 năm”.
Brad Wilcox, một giáo sư về xã hội học tại Đại học Virgin, đồng thời là Giám đốc của Dự án Hôn Nhân Quốc Gia của trường, đã trao đổi với CAN rằng Nhật Bản “là một ví dụ điển hình của gì đang xảy ra”.
Ông nói rằng: “Tôi không nghĩ Mỹ đang đi tới điểm đó, nhưng nó là biểu tượng của những vấn đề nhân học mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt”.
Wilcox, người gần đây đã xuất bản một cuốn sách mang tên “Get Married: Why Americans Must Defy the Elites, Forge Strong Families, and Save Civilization,” (tạm dịch: Tiến tới hôn nhân: Lý do người Mỹ thách thức giới tinh hoa, củng cố gia đình, và cứu nền văn minh) đã chỉ ra nền văn hóa “công việc” của người Nhật có thể là nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ sinh thấp.
Ông cho rằng: “Có một nền đạo đức công việc quá mức, cũng như tại nhiều quốc gia Đông Á, nơi mà người dân dành quá nhiều giờ tại công sở. Trong kho đó, rất nhiều phụ nữ Nhật không mong muốn hướng tới một cuộc sống gia đình, nơi mà người chồng sẽ vắng nhà thường xuyên và lâu ngày”.
Ông cũng nói thêm, một nhân tố khác là do nhân khẩu học nam thanh niên Nhật Bản đang gặp “khó khăn”, khi nhiều người trẻ cảm thấy lúng túng tại trường học và lẩn trốn trong chứng nghiện internet, khiến họ ít có khả nawg để trở thành một người bạn trai hay một người chồng.
“Những người phụ nữ trẻ Nhật Bản đang tràn trề sức sống, có giáo dục và hơn nữa, cũng đang mong đợi nhiều hơn từ những người bạn đời tiềm năng, nhưng sự kì vọng của họ không phải lúc nào cũng được như ý. Điều đó có nghĩa là ngày càng ít các cuộc hẹn hò hơn, ít các cuộc hôn nhân hơn, và đương nhiên ít những đứa trẻ hơn”. Ông nhấn mạnh.
Ông chỉ ra Nhật Bản cũng là “một nơi bị tục hóa sâu sắc”. Những cộng đồng và các tổ chức tôn giáo “hướng tới việc thúc đẩy hôn nhân và sinh con cũng như làm cha mẹ, một phần vì sự hỗ trợ của xã hội, một phần vì điều đó mang lại ý nghĩa và mục đích cho sự hy sinh và đau khổ đi kèm với cuộc sống gia đình”.
Derose cho biết việc chống lại chủ nghĩa “công việc” tại Nhật có thể là một con đường hướng tới việc tái tạo tình trạng sinh sản. Trong một bài xã luận năm 2021 trên trang American Afairs (Những vấn đề Mỹ), cô đã tranh luận rằng những nhà họach định chính sách “nên suy nghĩa nhiều hơn về việc tạo điều kiện cho nam giới và phụ nữ làm việc ít hơn thay vì tìm cách giúp họ vẫn ‘lập gia đình’ trong khi vẫn lấy sự nghiệp làm trung tâm.”
Cô viết: “Một số giải pháp bao gồm “khuyến khích việc sắp xếp công việc cách linh hoạt” và “hủy bỏ các quy định nghiêm ngặt về việc cấp chứng chỉ và giấy phép cho công việc”. Cô nói thêm với CAN rằng một giái pháp khác có thể “là tiến tới chủ nghĩa bình đẳng giới trong công việc nội trợ”. “Nghiên cứu về các quốc gia phát triển cho thấy các cặp đôi phần lớn các cắp đôi có khả năng sinh thêm con nếu người cha tham gia vào công việc nội trợ”.
Trong khi đó, Wilcox không hy vọng có triển vọng về tương lai người Nhật. “Đã có nỗ lực để giải quyết vấn đề suy giảm nhân chủng học. “Chúng tôi đang nói về những con robot chăm sóc và tăng tuổi hưu”. Wilcox cũng cảnh báo về áp lực có thể nổi lên của việc cung cấp những hình thức trợ tử với người già, bao gồm cả việc thông qua các chương trình “hỗ trợ y tế cho người hấp hối (MAID)” theo cách của Canada.”
Ông nói: “Khả năng hành động và hỗ trợ tài chính của chính phủ và xã hội cho người già sẽ bị hạn chế. Sẽ có áp lực để đưa ra các biện pháp”.
Từ đồng nghĩa với Nhật Bản, Nippon được dịch là “nguồn gốc mặt trời”; Do đó, Nước Nhật thường được gọi là “Đất Nước Mặt Trời Mọc”. Tuy nhiên, Wilcox cho biết khả năng sinh sản đang giảm sút của đất nước này đã vẽ nên một bức tranh u ám hơn cho đất nước cổ xưa này và cho những quốc gia khác có thể sẽ sớm nối tiếp.
“Tôi gọi nó là Đất Nước Mặt Trời Mọc. Nó chắc chắn là một điềm báo mà nhiều nước phát triển đang đi tới”.