Để tha thứ cho người khác
Thứ năm - 28/03/2024 22:16
687
“Xin Cha tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Chúng ta đọc những lời cầu nguyện này rất thường xuyên trong đời sống, nhưng chiều sâu của những lời cầu nguyện ấy khiến chúng ta phải tạm dừng. Tất cả chúng ta cần sự tha thứ, nhưng để tha thứ cho người khác là điều mà chúng ta cảm thấy vượt quá khả năng. Đây là một vấn đề đáng lưu tâm: Làm thế nào chúng ta có thể được tha thứ nếu chúng ta không bao giờ học cách tha thứ cho người khác?
Đề cập đến vấn đề này, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đưa ra một câu trả lời hay về cách thế để người Kitô hữu có thể học cách tha thứ cho người khác: Việc không cảm thấy hay quên đi sự xúc phạm không tùy thuộc vào khả năng chúng ta; nhưng một khi trái tim biết tự hiến cho Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi những thương đau thành lòng thương xót, và thanh luyện kí ức bằng cách biến đổi sự xúc phạm thành lời chuyển cầu (GLHTCG số 2843).
Bài viết này được viết dưới nhiều khía cạnh, mỗi gợi ý dưới đây có thể cho chúng ta một chút suy tư.
Việc không cảm thấy hay quên đi sự xúc phạm không tùy thuộc vào khả năng chúng ta…
Chúng ta được tụ do trong việc chấp nhận sự hữu hạn của mình. Khi một ai đó xúc phạm nặng nề đế chúng ta, đặc biệt khi đó là người mà ta hằng yêu mến, đó quả là sự đau khổ. Chúng ta sẽ cảm thấy được điều ấy. Chúng ta cảm nhận và luôn nhớ về nỗi đau ấy. Những cảm xúc và kí ức ấy đến rồi một lúc nào đó sẽ qua đi, nhưng nó là một cạm bẫy để biện hộ cho những xúc cảm hay xóa bỏ kí ức của chúng ta. Làm như vậy sẽ chỉ nhấn chìm chúng ta mà thôi, đơn giản là khi ấy chúng ta không còn đủ nghị lực để chiến thắng những điều ấy.
... nhưng một khi trái tim biết tự hiến cho Chúa Thánh Thần...
Khi ấy, chúng ta có nhiều tự do hơn để tận hiến trái tin cho Chúa Thánh Thần. Dù cho vết thương tâm hồn có là gì, chúng ta vẫn hoàn toàn tự do để tận hiến trái tim mình cho Chúa Thánh Thần, từ đó, có thể nói rằng: “ Tất cả những gì của con đều là của Chúa”, hay suy nghĩ về Thiên Chúa. Trong lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta luôn luôn được tái sinh và không ai có thể đưa chúng ta ra khỏi cánh tay thương xót của Ngài. Không ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Tất cả đều giống nhau, khi chúng ta chịu một vài đau khổ, thật hữu ích khi chúng ta cùng thông hiệp những đau khổ với Thiên Chúa.
... Biến đổi sự xúc phạm thành lời chuyển cầu...
Trong vòng tay yêu thương của Cha trên trời, chúng ta không chỉ học các mà Thiên Chúa yêu chúng ta, mà chúng ta còn phải học cách Ngài đã yêu nhân loại thế nào? Ngài đã bày tỏ tình yêu của Ngài với chúng ta, đã dạy chúng ta rằng chúng ta không cô đơn khi bị tổn thương. Hết thảy chúng ta đều phải mang trong mình những sự khó khăn và đau khổ, thậm chí chúng ta cảm thấy hoàn toàn lạnh nhạt, hãy đổ tràn tình yêu của Thiên Chúa, khi ấy những thương tích chúng ta mang trong mình sẽ giúp chúng ta cảm thông với tha nhân, để họ thấy rằng họ không chỉ có một mình mà cho họ thấy rằng luôn luôn có Thiên Chúa.
… Và thanh luyện kí ức…
Trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta cũng học cách để cầu nguyện, để nó lời yêu thương và chăm chú lắng nghe. Những lời cầu nguyện như vậy có sức thanh luyện kí ức chúng ta. Với lòng tin tưởng của trẻ thơ măng sữa nép mình lòng mẹ, chúng ta cầu xin Thiên Chúa: “Ngài đã ở đâu khi những điều ấy xảy ra? Con tin rằng Ngài luôn ở bên con, nhưng hãy mở mắt con để con nhìn thấy, để con tin tưởng, để con yêu thương:. Những kí ức đau thương sẽ tái hiện lại, nhưng chúng ta sẽ vững vàng tin tưởng thưa lên “Lạy Cha, Ngài vẫn ở đó, Ngài vẫn ở bên con, hãy để chân lý của Ngài xóa tan bóng đêm của sự gian dối, hãy để tình yêu của Ngài xua đi mây mù của nỗi sợ hãi”.
… Biến đổi sự xúc phạm thành lời chuyển cầu.
Ở đây, chúng ta nhớ đến những thương tích của Đức Kitô Phục Sinh. Trong bản Tổng luận Thần Học của mình, Thánh Toma liệt kê một vài lí do thần học tại sao Đức Kitô Phục Sinh vẫn còn mang nhũng dấu ấn của cuộc khổ nạn. Ngài nêu lên rằng Chúa Kitô mang lấy những vết thương ấy để cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước Cha của Ngài. Cũng vậy, theo cách thức riêng của chúng ta, chúng ta có thể cầu nguyện cho tha nhân đến với Chúa Cha. Chúng ta dâng lên Chúa những đau khổ của chúng ta khi chúng ta khát khao tìm kiếm ơn chữa lành, không chỉ cho bản thân chúng ta, mà cho tất cả những người tội lỗi. Thánh Toma cũng đưa ra tư tưởng của Thánh Augustinô rằng các vị tử đạo cũng sẽ mang theo những đau khổ của họ: Từ đó sẽ không phải là một tình trạng tiêu cực mà là một sự cao quý trong họ; và một loại vẻ đẹp nào đó sẽ bừng sáng trong họ. Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta có thể không cảm nhận được phẩm giá của mình, chưa nói đến đến ánh sáng bừng lên nơi những thương đau. Tuy nhiên, chúng ta tin tưởng rằng một ngày nào đó, vẻ đẹp cứu độ của Thiên Chúa Chúa sẽ làm bừng sáng tất cả chúng ta.
Tác giả: Đức Hữu chuyển ngữ
Nguồn tin: www.dominicanajournal.org