Giải đáp những thắc mắc về tập tục thứ Sáu tuần Thánh

Thứ ba - 19/04/2022 18:57  1574
Sau khi đăng tải bài viết về tập tục văn hóa trong việc cử hành Thứ Sáu Tuần Thánh ở các xứ đạo miền quê ngoài Bắc, tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Nay tôi xin được mạo muội thân thưa như sau:

1. Có người nhận xét: Lạm dụng đạo đức bình dân như việc đội khăn tang thường dẫn đến sai lạc về đức tin, sai lạc về phụng vụ sẽ dẫn đến mê tín.

Tôi thấy thế này: Tôi được sinh ra và lớn lên trong truyền thống đạo đức của các bậc tiền nhân để lại như vậy. Sau 32 năm, tôi không hề thấy mình có chút gì gọi là sai lạc về đức tin, phụng vụ hay có biểu hiện mê tín như lời bình luận kia nhắc đến.

Hơn nữa, những nghi thức này đã có hàng trăm năm nay rồi. Đối với chúng tôi, đó là những bài học giáo lý đầu đời, hết sức trực quan, sinh động, ăn sâu vào trí nhớ của các thế hệ trẻ. Các tín hữu thời xưa một phần nhờ những hình thức đạo đức bình dân ấy mà lòng nhiệt thành với Đạo Chúa được nuôi dưỡng, đến mức nhiều người đổ máu đào ra làm chứng cho đức tin. Liệu có ai dám khẳng định họ là những người sai lạc, mê tín không? Nên nhớ rằng, Bùi Chu là một trong những nơi truyền giáo đầu tiên của Việt Nam, và là nơi nhiều thánh tử đạo nhất. Chỉ khi sinh ra và lớn lên ở vùng Công giáo gần như toàn tòng thì khi đi nơi khác người ta mới cảm thấy sự khác biệt của nơi ấy so với nơi họ được sinh ra.
 
15

2. Có người lại nhận xét: Hình thức tổ chức thứ Sáu Tuần thánh như các xứ ở miền Bắc là quá lạc hậu, và là hệ quả của nền thần học nhấn mạnh đến sự chết, trong khi Chúa của mình là một Thiên Chúa Phục Sinh. Tổ chức thứ Sáu Tuần Thánh giống như một tang lễ, gây hiểu lầm là Chúa đã chết và chết là hết. Vì thế, hãy nhấn mạnh vào sự phục sinh vì chúng ta đang sống trong thời đã được cứu độ.

Tôi xin thưa: Những người nhận xét như thế xin hãy sắp xếp thời gian, tham dự một lần Tuần Thánh và Bát Nhật Phục Sinh nơi các giáo xứ nhà quê miền Bắc, để biết giáo dân Bùi Chu mừng Chúa Phục sinh trọng thể, vui mừng như thế nào rồi hãy đưa ra nhận xét sau cũng chưa muộn. Chưa biết ai cảm được hơn ai niềm vui Chúa Phục Sinh nên khoan vội khẳng định người dân quê chỉ biết tập trung vào “sự chết” mà quên mất “sự sống lại.” Chúng ta nhớ rằng nếu không cảm được sâu sắc biến cố Chúa Tử Nạn thì khó lòng mà cảm nhận được Chúa Phục Sinh như thế nào.

Một người bổ sung ý kiến với tôi thế này: Người ta càng trải qua nhiều đau khổ thì càng trân quý hơn những hạnh phúc mình sẽ có. Và xin nhắc lại là người dân quê cũng dư trí khôn để hiểu rõ: biến cố Chúa chịu chết và biến cố Chúa Phục Sinh không thể tách rời, nhưng phải gắn kết và bổ trợ cho nhau. Có qua đau khổ ngày thứ Sáu thì mới nếm cảm được vinh quang của ngày Chúa Nhật Phục Sinh.
 
2 2

3. Người khác lại cho rằng: Hình thức sống đạo ở các xứ miền Bắc quá phô trương, trong Kinh Thánh Chúa được chôn cất rất âm thầm lặng lẽ. Hãy cứ tập trung vào Kinh Thánh, không cần màu mè gì bên ngoài.

Xin trả lời: Những người phê phán hình thức giữ đạo của người dân quê nên tự hỏi liệu có phải vì có chút học thức nên đánh giá thấp lòng đạo của người dân quê hay không. Một đằng họ chấp nhận các hình thức đạo đức bình dân, nhưng lại sẵn sàng phê phán mọi hình thức đạo đức chỉ vì những hình thức đạo đức đó không hợp ý họ. Họ phê phán bất chấp thực tế là chính những người dân quê bày tỏ một cách rất đơn sơ và thánh thiện. Những người kiêu căng ấy thật đáng sợ, và có lẽ còn nguy hiểm hơn cả những người có chút sai lệch trong cách diễn tả đức tin (nếu có). Những người ấy đẩy người ta xa Chúa với lý do là muốn tẩy trừ những lạm dụng.
 
278749917 1336575056754394 8828664556202797033 n 1

Theo cảm quan của cá nhân: Ở các nước Tây Phương, sau công đồng Vatican 2, đã có một trào lưu phê phán các hình thức giữ đạo truyền thống. Người ta coi cái này không được, cái kia là sai lầm, cái khác là lạc hậu và kết quả là người giáo dân chẳng còn biết mình nên giữ lại điều gì. Cái gì cũng bỏ nhưng cái mới thì chưa ló rạng để thay thế cách diễn tả Đức tin. Cuối cùng chẳng còn cái gì để giữ và hệ quả thì đã rõ, ai cũng biết như nào rồi.

Trong khi đó, tại Việt Nam, những tập tục quí báu mà các nhà thừa sai đã sáng kiến để giúp đắc lực cho công việc truyền giáo vẫn hãy còn rất nhiều giá trị. Tất cả các nghi thức ấy với tôi có thể sánh như công lao tạo nên chữ Quốc ngữ cho dân tộc Việt của các ngài. Các ngài hiểu rõ: Có người suy gẫm bằng hình ảnh, có người bằng lời kinh, có nơi bằng đọc sách. Tất cả đều là phương cách để suy niệm sự thương khó của Chúa. Nhờ thế mà Đạo trở nên gần gũi, không xa lạ với tâm thức người Việt Nam.

Vì thế mà chúng ta nên tôn trọng cách thức diễn tả đức tin của từng vùng miền, miễn là những tập tục ấy không trái với phụng vụ. Người dân quê không ép buộc người khác phải giống họ thì chúng ta cũng đừng nên ép buộc họ phải giống chúng ta.
 

Tác giả: Duc Trung Vu, CSsR

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập415
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm377
  • Hôm nay39,570
  • Tháng hiện tại899,931
  • Tổng lượt truy cập78,903,382
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây