Covid-19 - Cơ hội nhìn lại cùng đích cuộc đời

Thứ hai - 23/03/2020 10:01  1957
Dù có niềm tin tôn giáo hay không, có bao giờ bạn tự hỏi: Tôi sống trên trần gian này có mục đích gì? Người đời kiếm tiền, có tiền để điều kiện vật chất, tinh thần đầy đủ và làm cho cuộc sống hạnh phúc. Nhưng sau hạnh phúc đời này là gì? Chẳng lẽ cuộc đời một con người sau khi chết rồi cũng giống như bao sinh vật khác!

Là những người có đức tin, chúng ta sống và làm bất cứ điều gì đều có mục đích làm vinh danh Chúa và hướng tới hạnh phúc đời sau. Con người được Thiên Chúa dựng nên để sống hạnh phúc với Ngài (Sách GLHTCG), đó là mục đích Người muốn khi cho ta hiện diện trên mặt đất này. Đến đây ta giật mình tự hỏi: Tôi đang sống ở đời để làm gì? Tôi là ai trong giây phút này? Câu tự vấn tưởng chừng đơn giản mà đâu có dễ trả lời.

Đặc biệt, nhân loại đang sống trong hoảng loạn và lo âu trước đại dịch Covid-19. Tại sao chúng ta hoảng loạn và lo âu dầu biết rằng sợi tóc trên đầu cũng được đếm cả. Con người làm được bao công trình to lớn chọc trời, xuyên đại dương nhưng lại sợ hãi trước một con virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Có những người trong cơn tuyệt vọng đã thốt lên rằng: Nếu có Thượng Đế sao lại để sự dữ xảy ra? Một lần nữa ta cùng giở lại những trang Thánh Kinh đầu tiên: chính con người tự do lựa chọn điều xấu và khước từ hạnh phúc nguyên thủy.

Trải qua dòng thời gian, có biết bao điều dữ xảy ra và khi tình trạng trở nên tồi tệ thì con người quay lại oán trách, thậm chí thách thức Thiên Chúa. Đứng trước đại dịch, con người thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết quá mong manh. Vậy ta sợ chết hay chưa đủ sẵn sàng để đón nhận mọi biến cố đến với ta nhất là giây phút cuối đời. Covid là cơ hội cho ta sống chậm lại, dừng chân và suy nghĩ: tại sao ta hoang mang trước cái chết? Ta có dám buông mình tự do và thong dong cho Chúa quyết định số phận của mình không?

Tận cùng của thất vọng vẫn luôn ánh lên một tia hy vọng. Đại văn hào Afred de Musset nói: “Không gì làm ta lớn bằng một nỗi đau. Tiếng hát tuyệt vọng là tiếng hát tuyệt vời nhất”. Thật vậy, chính trong đau khổ mà ta được lớn lên và nhận ra trên trần gian này chẳng có chi vĩnh cửu ngoại trừ một Đấng Vĩnh Cửu. Ta thêm xác tín rằng ta là tạo vật giới hạn, cuộc đời của ta nằm trong tay Đấng Vô Hạn.

Vì thế, thay vì nhìn Covid là một đại dịch, là thảm họa, ta hãy mặc cho nó một cái nhìn siêu nhiên mang tính thần linh như Linh mục Phaolô Nguyễn Hòa Kiên đã sưu tầm và giải thích:

Covid-19: là tên viết tắt do WHO của Liên Hiệp Quốc đặt cho dịch bệnh Corona virus, phát sinh năm 2019. Nguyên ngữ tiếng Anh: Corona Virus diseases 2019

C = Cầu nguyện liên lỉ
O = Ở nhà lần hạt
V = Vững tin đi lễ
I = Im lặng gẫm suy
D = Dũng cảm niềm tin
1 = 1 sự nhịn
9 = 9 sự lành

“Thiên Chúa vẽ đường thẳng từ những nét cong” (St. Augustine).

Câu nói của Thánh nhân là niềm an ủi cho chúng ta rất nhiều. Covid đáng sợ nhưng nó là nhân tố để con người cầu nguyện tìm lại mục đích cuộc sống, tìm lại những thang giá trị đã lệch lạc và cho tình bác ái lên ngôi. Covid nhắc nhở ta đừng quá bám víu vào trần gian mà quên đi bổn phận với Thiên Chúa.

Khi nền kinh tế ngưng trệ, khi màn đêm của sự sợ hãi như dài vô tận và tương lai mù mịt, mỗi người chúng ta hãy cùng vào sa mạc tâm hồn đối diện với Chúa cũng như với chính mình để tái xác định mục đích đời người. Đồng thời ta hãy tin rằng mọi thứ dù tồi tệ đến đâu cũng chỉ là một chút hương vị thanh luyện tâm hồn ta nên trong trắng để xứng đáng hơn với tình yêu cao cả của Thiên Chúa.

Tác giả: Cat Tuong Mary

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập372
  • Máy chủ tìm kiếm69
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,021,467
  • Tổng lượt truy cập79,024,918
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây