Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến, qua hai dụ ngôn bổ túc ý nghĩa cho nhau. Dụ ngôn thứ nhất nói về việc Chúa đến bất ngờ như kẻ trộm trong đêm nên người chủ phải sẵn sàng luôn. Dụ ngôn thứ hai kêu gọi chúng ta sẵn sàng như người tôi tớ trung thành và khôn ngoan, luôn chu toàn bổn phận trong lúc chờ đợi chủ trở về.
Tu viện Công giáo đầu tiên được khánh thành tại Dushanbe, Tajikistan, một quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo ở Trung Á (95% dân số) vào ngày 27 tháng 6 năm 2021. Tu viện được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh John Paul II, đây là nơi sinh sống của bốn nữ tu, xuất thân từ các quốc gia Uzbekistan, Paraguay và Argentina. Họ là những thành viên của Dòng “Tôi tớ của Thiên Chúa và của Đức Trinh nữ Matará” (chung linh đạo với Dòng Ngôi Lời Nhập Thể).
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các Tông Đồ rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà; kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!” (Ga 13,16-17). Đây là những lời mà Đức Giêsu muốn tâm sự với các Tông Đồ vào lúc khởi đầu cuộc khổ nạn, liền ngay sau biến cố Chúa rửa chân cho các ông.
Hôm nay cả giáo hội hân hoan mừng trọng thể lễ Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Maria. Nói tới thánh Giuse, chúng ta nhìn nhận ngài là mẫu gương về người tôi tớ trung tín với Thiên Chúa, một người chồng, người cha có trách nhiệm trong gia đình Nazareth, một người hăng say miệt mài trong đời sống lao động.
Thật là bất ngờ khi phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngắm những tôi tớ nhưng là những ‘tôi tớ đáng ao ước’. Chính miệng Thiên Chúa gọi Đavít là tôi tớ; Mẹ Maria cũng xưng mình là tôi tớ của Người, “Này tôi là tôi tớ Chúa”.
Đoạn Tin mừng hôm nay được gọi là “Dụ ngôn nén bạc”, Thiên Chúa trao cho mỗi người một nén bạc. Điều quan trọng Chúa muốn nói trong dụ ngôn này là cách mỗi người xử dụng nén bạc đó như thế nào? Tuy nhiên, cách xử dụng tốt những nén bạc lại không hệ tại số lượng nó được sinh lời, mà hệ tại tấm lòng của mỗi người tôi tớ: vì người ấy biết chủ tín nhiệm mình nên để đáp lại anh cũng hết lòng với chủ.
Dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, cách nào đó, gây khó chịu; ông chủ xem ra thờ ơ, độc đoán; lời Chúa Giêsu dạy, khi làm xong mọi việc, hãy nói, “Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, chỉ làm bổn phận đấy thôi” xem ra cũng khó chấp nhận. Vậy mà cách cư xử của ông chủ lại cho thấy điểm nhấn cốt lõi ở đây; đó là thái độ khiêm nhường của người tôi tớ, kẻ ‘không cần gì nữa’ vì đã được chủ tín nhiệm.
WHĐ (11.10.2020) / CNA (Washington DC, 9.10.2020) – Tôi tớ của Chúa Carlo Acutis được phong chân phước vào thứ Bảy (10.10.2020), và trở thành người đầu tiên của thế hệ 9X được chính thức gọi là “Chân phước.”
Sự ra đi thật thanh thản như là phần thưởng xứng đáng của một người tôi tớ với cả cuộc đời dâng hiến chỉ biết phục vụ cho Giáo hội và tha nhân. Xin Chúa nhân từ tha thứ những lỗi lầm của cha già khi còn sống và đón nhận ngài vào nước hằng sống để chung hưởng niềm vui, bình an và sự sống đời đời với tất cả những ai tin và bước theo Đức Kitô trên con đường làm chứng cho tình yêu của Người.
Mùa Vọng là mùa của chờ mong đòi buộc các tín hữu sống trong tin yêu và hy vọng. Trong tâm tình ấy, người viết chợt nhớ lời của vị tôi tớ Chúa, Đức Cố Hồng Y Xaviê Nguyễn Văn Thuận ở câu 950 trong cuốn Đường hy vọng: “Người công giáo là ánh sáng giữa đêm tối, là muối sống giữa thối nát, và là hy vọng giữa một nhân loại thất vọng”.
Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình sẽ tổ chức buổi cầu nguyện cho hòa bình thế giới qua sự chuyển cầu của vị tôi tớ Chúa là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn vào ngày 16/09/2016 tới đây, nhân dịp lần giỗ thứ 14 của ngài.
Sắp tới đây Giáo hội Lào liên tiếp đón hai sự kiện mang tính lịch sử đó là lễ truyền chức linh mục cho ba phó tế bản xứ và lễ phong chân phước cho 17 tôi tớ hy sinh mạng sống vì đức tin, theo hãng tin Fides của Bộ Truyền Giáo cho hay.
Đã đôi lần có cơ hội thăm Roma và cũng biết rằng Vị Tôi Tớ Chúa Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận[1] được an nghỉ ở đây. Dù chưa một lần được gặp, nhưng trong lòng như có mối quan hệ đặc biệt với Ngài và đã ao ước nhiều lần sẽ đến thăm nơi an nghỉ của Ngài. Có nhiều lý do để ai đó có thể yêu mến Ngài, riêng cá nhân, chỉ đơn giản bởi: Ngài là, con người của tù đầy nhưng tràn đầy hy vọng sống trong Đức Kitô « Đường Hy Vọng »[2] và con người yêu nước: