ĐTC nói với các linh mục, tu sĩ ngày 16.1.2018

Thứ năm - 18/01/2018 04:49  1267
 Được sai đi với ý thức là những người được tha thứ
 
Người được thánh hiến là người gặp gỡ các dấu chỉ của sự phục sinh trong chính các vết thương của mình, trông thấy trong các vết thương của thế giới sức mạnh của sự phục sinh và giống Chúa Giê-su không gặp gỡ các anh em khác để lên án và trách mắng.
 
Untitled

Đức Thánh Cha đã quảng diễn trình thuật Phúc âm kể lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giê-su Phục sinh với Phê-rô và vài tông đồ bên bờ hồ Ga-li-lê, nơi các ông trở lại với nghề đánh cá nhưng không bắt được gì. Trong cuộc gặp gỡ ấy, Chúa Giê-su đã hỏi Phê-rô có yêu Ngài không và giao cho ông nhiệm vụ chăn dắt giáo hội như thánh Gioan kể lại trong Tin mừng chương 21. Áp dụng vào hiện tình giáo hội tại Chi-lê, Đức Thánh Cha đề cập đến ba thời điểm trong cuộc sống của tông đồ Phê-rô và cộng đoàn ki-tô tiên khởi: Phê-rô thất vọng; Phê-rô được tha thứ; Phê-rô được biến đổi.
 
Cũng như kinh nghiệm của các tông đồ luôn bao gồm hai khía cạnh cá nhân và cộng đoàn, những người sống đời thánh hiến được mời gọi một cách riêng rẽ nhưng luôn luôn là thành phần của một nhóm lớn hơn. Phúc âm không sợ cho chúng ta thấy có những lúc khó khăn và cả các xung đột các môn đệ đã phải trải qua. Bên cạnh cái lưới trống rỗng không có con cá nào, họ còn có một sự trống rỗng khác đè nặng con tim. Đó là sự lạc lõng và đảo lộn nội tâm vì cái chết của Thầy Giê-su. Nó đã gây ra nơi họ một cơn lốc xoáy các xung đột. Phê-rô đã chối Ngài, Giu-đa đã phản bội và các người khác đã chạy trốn. Chỉ còn có vài phụ nữ và môn đệ yêu dấu ở lại. Đó là các giờ của lạc hướng và đảo lộn nội tâm của người môn đệ. Trong những lúc cơn lốc của các bách hại, khổ đau ngờ vực dâng lên vì các biến cố văn hóa lịch sử, thật không dễ tìm lại con đường phải theo. Có rất nhiều cám dỗ, nhưng có một cám dỗ tai hại nhất là “đứng lại và ‘nhai’ lại những nỗi khổ đau”. Như đức hồng y Essati đã nói: Cuộc sống linh mục và thánh hiến tại Chi-lê đang trải qua giờ phút khó khăn hỗn loạn của các thách đố không nhỏ. Cùng với sự trung thành của đại đa số, cũng có cỏ lùng của sự dữ lớn lên, với gương mù gương xấu theo sau và sự đào tẩu. Tôi biết nỗi đớn đau của các vụ lạm dụng trẻ vị thành niên và tôi chú ý theo dõi những gì anh chị em làm để thắng vượt sự dữ nghiêm trọng và đau đớn này. Đau đớn vị các tai hại của nỗi khổ của các nạn nhân và các gia đình họ. Thấy sự tin tưởng của họ đặt nơi các vị thừa tác của Giáo hội bị phản bội. Đau đớn cho các cộng đoàn giáo hội và đau đớn cho anh em ngoài việc mệt nhọc của sự tận tụy lại còn phải sống sự tai hại gây ra bởi sự nghi ngờ và tranh luận có thể khiến cho nhiều người nghi ngờ, sợ hãi và mất tin tưởng. Tôi biết anh chị em đã bị sỉ nhục trên tàu điện hay khi đi trên đường, hay việc mặc áo đi vào nhiều vùng phải trả giá đắt đỏ. Chúng ta xin Chúa cho sự sáng suốt gọi thực tại với tên của nó và can đảm xin lỗi cũng như khả năng lắng nghe điều Thiên Chúa đang nói với chúng ta.
 
Xã hội Chi-lê ngày nay rất khác với xã hội Chi-lê ngày tôi được đào tạo. Có các hình thức văn hóa mới khác nhau nảy sinh không thích hợp với các khung cảnh cũ. Chúng ta phải công nhận rằng nhiều khi chúng ta không biết hội nhập vào khung cảnh mới này như thế nào. Thường khi chúng ta ước mơ củ hành ở Ai Cập mà không biết rằng đất hứa đang ở đàng trước, và có thể rơi vào khép kín và tự cô lập chính mình để bênh vực các lập trường của chúng ta. Chúng ta cũng có thể bị cám dỗ nghĩ rằng mọi sự đều xấu xa và thay vì loan báo tin vui thì chỉ loan báo cái bất khả và thất vọng của chúng ta. Dù muốn hay không chúng ta phải đương đầu với thực tại cá nhân, cộng đoàn và xã hội như nó là. Hình ảnh các môn đệ mạnh mẽ, can đảm, sinh động cảm thấy mình được gọi theo Chúa Giê-su. Chắc chắn về mình là sẵn sàng vào tù hay chết vì Thầy, bênh vực Thầy tới độ muốn xin lửa trời xuống đốt trái đất, rút gươm ra để chiến đấu, quở trách thầy như Phê-rô đã làm không còn nữa. Đây là giờ của sự thật trong cuộc sống của cộng đoàn tiên khởi. Phê-rô sống kinh nghiệm sự hạn hẹp, yếu đuối và tội lỗi của mình. Điều tương tự có thể xảy ra cho chúng ta, như môn đệ và như là giáo hội. Có những lúc trong đó chúng ta đương đầu với các vinh quang và sự yếu đuối của chúng ta. Nhưng đó cũng là những giờ phút nảy sinh ra người tông đồ.
 
Chúa Giê-su cũng chỉ hỏi Phê-rô có một câu thôi: Con có yêu Thầy không? Ngài không quở trách và không lên án. Điều duy nhất Ngài muốn là cứu Phê-rô khỏi nguy cơ khép kín trong tội lỗi và nhai lại nỗi đớn đau, sự hạn hẹp của mình mà làm suy giảm mọi thiện ích với Chúa. Chúa muốn cứu ông khỏi thái độ tàn phá của chủ trương coi mình là nạn nhân, hay rơi vào chỗ coi mọi sự như nhau, không dấn thân và tương đối hóa mọi sự, coi mọi người chống lại mình là kẻ thù hay không thanh thản chống lại mọi phản bác, phê bình, buồn sầu và chán nản. Chúa Giê-su mời Phê-rô lắng nghe con tim ông và học biết phân định. Vì Chúa không bảo vệ sự thật mà hy sinh bác ái; hay bảo vệ bác ái mà hy sinh sự thật, cũng không bảo vệ thế quân bình mà hy sinh cả hai.
 
Giữa các tội lỗi, hạn hẹp và sa ngã bần cùng của chúng ta, Chúa Giê-su đến giơ tay cho chúng ta và dùng lòng thương xót đối với chúng ta. Chúng ta không hơn người khác, nhưng được sai đi với ý thức là những người được tha thứ.
 
Đức Thánh Cha định nghĩa người được thánh hiến như sau:
 
Người được thánh hiến là người gặp gỡ các dấu chỉ của sự phục sinh trong chính các vết thương của mình, trông thấy trong các vết thương của thế giới sức mạnh của sự phục sinh và giống Chúa Giê-su không gặp gỡ các anh em khác để lên án và trách mắng. Một Giáo hội với các vết thương có khả năng hiểu được các vết thương của thế giới ngày nay và lấy chúng làm của mình, khổ đau, đồng hành với chúng và tìm chữa lành chúng. Ý thức có các vết thương giải phóng chúng ta khỏi trở thành những người tự quy chiếu, tin rằng mình cao hơn người khác vì tuân giữ những điều xác định hay vì trung thành  với một loại công giáo riêng của quá khứ. Nơi Chúa Giê-su, các vết thương của chúng ta được phục sinh. Chúng giúp chúng ta liên đới phá hủy các bức tường giam hãm chúng ta trong thái độ ưu việt để kích thích chúng ta xây cầu và đi gặp gỡ biết bao người khát khao tình yêu thương xót mà chỉ có Chúa Giê-su Ki-tô mới có thể cống hiến. Biết bao lần chúng ta có thái độ bành trướng, chiếm chỗ, xuất hiện phô trương mà không xắn tay áo đi gặp và sờ mó thực tại khổ đau của dân chúng.

Thánh Hurtado có nói: “Sẽ là sai lầm: tất cả các phương pháp được áp đặt để đồng phục, tất cả các yêu sách hướng chúng ta tới Thiên Chúa lại khiến chúng ta quên các anh em khác, tất cả các phương pháp làm chúng ta nhắm mắt với vũ trụ, thay vì mở mắt để dạy chúng ta nâng mọi sự lên với Đấng Tạo Thành vạn vật, tất cả những phương pháp khiến chúng ta ích kỷ và khép kín trong chính mình đều là sai lạc.” Dân Chúa không cần các siêu anh hùng, nhưng cần các chủ chăn, các người thánh hiến biết cảm thương và giơ tay cho người đã ngã như Chúa Giê-su đã làm. Kinh nghiệm được Chúa Rửa chân khiến cho Phê-rô hiểu rằng sự cao cả đích thực đi qua việc trở nên bé nhỏ và phục vụ. Qua kinh nghiệm tội lỗi, các hạn hẹp và yêu đuối, Phê-rô khám phá ra nơi Chúa Giê-su các vết thương của mình có thể là con đường của sự phục sinh. Biết Phê-rô chán nản, để hiểu Phê-rô được biến đổi là lời mời gọi của một giáo hội của những người phiền muộn bước sang một giáo hội phục vụ Chúa nơi những người đói khát, bị tù tội, vô gia cư, trần truồng, đau yếu.
 
Một việc phục vụ không đồng hóa với chủ trương cứu trợ hay óc cha chú. Canh tân lời ngôn sứ là canh tân sự dấn thân của chúng ta không chờ đợi một thế giới lý tưởng, một cộng đoàn lý tưởng, một môn đệ lý tưởng để sống và loan báo tin mừng. Nhưng là tạo ra các điều kiện để mọi người phiền muộn có thể gặp gỡ Chúa Giê-su. Chúng ta không yêu các tình trạng cũng như các cộng đoàn lý tưởng, nhưng yêu thương con người. Mỗi khi chúng ta tìm trở lại nguồn và phục hồi sự tươi trẻ nguyên thủy của Tin mừng thì nảy sinh ra các con đường mới, các phương pháp sáng tạo, các hình thức diễn tả khác, các dấu chỉ hùng hồn, các lời tràn đầy ý nghĩa đối với thế giới ngày nay. Giáo Hội mà tôi yêu mến là Giáo Hội của mọi ngày.

Tiểu Bôi biên tập theo đài Vatican
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập408
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm56
  • Khách viếng thăm351
  • Hôm nay81,245
  • Tháng hiện tại741,838
  • Tổng lượt truy cập70,769,595
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây