Bầu khí lễ cầu hồn tại Nam Á
Thứ ba - 03/11/2015 03:42
1012
Một sự kiện rộng khắp!
(All Souls Day in South Asia an ecumenical event)
2015-11-02 Vatican Radio
Hàng năm cứ vào ngày mồng 02 tháng 11, Lễ cầu hồn tại Nam Á lại được coi như một sự kiện lớn được diễn ra ở khắp nơi! Tại những nước như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka, những người theo đạo Công giáo và Tin lành cứ ùn ùn đổ về các nghĩa địa (được xây dựng dưới thời thực dân Anh). “Đây là những nghĩa địa tuyệt đẹp và đã trở thành biểu tượng của sự hiệp thông tôn giáo.” Cha Theotonius Rebeiro – trưởng quản tổng Giáo phận Dhaka đã kể cho UCANEWS rằng: Nghĩa trang Wari ở Old Dhaka đã có từ khoảng thế kỉ 16. Những người Công giáo và Tin lành đã cùng an táng chung những người thân của họ ở Dhaka – thủ phủ dòng Hồi giáo chính Bangladesh.
Tại những thành phố và thị trấn lớn của tiểu lục địa này, nhiều nghĩa địa đã từng được biết đến là “những nghĩa địa của người Ki-tô giáo”. Theo Peter Boon – thư kí của Hiệp hội Anh quốc về những nghĩa địa tại Nam Á cho hay: Có đến cả hàng trăm nghĩa địa, nhưng không có được con số chính xác. Hiệp hội đang nỗ lực tìm kiếm, xác thực và bảo tồn các nghĩa địa người Châu Âu tại tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Tại Pakistan, Karachi’s Gora Qabristan (còn gọi là “Nghĩa địa trắng” ở Urdu) được xây dựng năm 1843, cứ đến ngày Lễ cầu hồn thì mọi người đều đổ về nghĩa để cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Anh Anwar Sardar – thư kí của ban nghĩa địa người Ki-tô giáo Karachi đã cho UCANEWS biết: Cứ vào dịp ngày 02/11, có khoảng 30.000 người đến đây cầu nguyện cho người thân đã khuất, và trang trí mộ từ sáng đến tối. Anh còn cho biết thêm: Trước đây có một bức tường ngăn cách giữa người Ki-tô giáo và người Tin lành, và đã được phá bỏ từ năm 1981 để trở thành một nghĩa địa chung cho khoảng 300.000 ngôi mộ của cả người Ki-tô giáo và Tin lành.
Ông Francis Chowry – một Ki-tô hữu, năm nay 61 tuổi, cho biết rằng: Lễ ngày mồng 02 tháng 11 là Thánh lễ duy nhất được cử hành ngoài các nhà thờ, và được cử hành tại nghĩa địa cùng chung với người Tin lành. Tiếp đến, ông Stephan Sam – một người Tin lành, năm nay 56 tuổi cho hay: Ở Gora Qabristan không có người Công giáo hay người Tin lành, mà tất cả đều là Ki-tô hữu.
Paul Joshua – thư kí của Ủy ban nghĩa địa Delhi đang quản lí bốn nghĩa địa tại thủ đô của Ấn Độ cho biết: Ngày Lễ cầu hồn ở những nghĩa địa này giống như một lễ hội ngoài trời, những người bán hoa, nến, và hương tập trung quanh khu vực nghĩa địa. Còn theo Alwan Masih – tổng thư kí của Giáo hội Bắc Ấn, thì cứ đến ngày này sự hiệp nhất Ki-tô hữu lại được thể hiện.
Tại những nghĩa địa được xây dựng từ thời thực dân Anh ở Sri Lanka: Những người theo hội Giám lí (Methodists), đạo Anh giáo (Anglicans), và những người Công giáo cũng tụ họp về đây vào ngày mồng 02 tháng 11 này. Cha Dominic Swaminathan năm nay ngài 72 tuổi – người nhiều năm đã nỗ lực trong những cuộc đối thoại về sự hiệp nhất cho biết: Những người theo phái Giám lí cực đoan (separate services Methodists), Anh giáo, và Công giáo cùng nhau lau quét mộ, và chia sẻ cả cho nhau những bó hoa, thậm chí còn cùng nhau sửa các cây Thánh giá nữa!
Anh Peter Boon - thư kí của Hiệp hội Anh quốc về Những nghĩa địa tại Nam Á còn cho biết: Vào năm 1949, sau khi chế độ thực dân chấm dứt trên toàn tiểu lục địa, chính quyền Anh đã quyết định rời các nghĩa địa chính tới những khu vực người Ki-tô giáo ở vùng nông thôn. Chính quyền Ấn Độ và Pakistan cũng đảm bảo rằng họ sẽ bảo vệ những nghĩa địa này khỏi bị phá hủy và báng bổ. Boon cho biết thêm: Một khoản kinh phí ước tính khoảng 2 triệu Ơ-rô sẽ được chi phí cho việc bảo tồn này trong khu vực. Cha Januario Rebello thuộc tổng Giáo phận Delhi – Chủ tịch Ủy ban nghĩa địa Delhi cho biết: các Nghĩa địa hiện nay đang thuộc quyền sở hữu của chính quyền, và Ủy ban chỉ là một đội đại diện.
Tác giả: Giuse Đỗ QC chuyển ngữ
Nguồn tin: UCAN – NEWS.VA