Khiêm nhường, đường đến với Chúa và tha nhân

Thứ năm - 19/07/2018 04:30  1793

Khiêm nhường là một đức tính cao đẹp của con người. Sự khiêm nhường được thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói và hành động mà người khác có thề cảm nhận được sự chân thật của mình. Khiêm nhường giúp ta sống tích cực, làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm tạo được uy tín, lòng tin và sự quí mến của mọi người. Riêng đối với người Kitô hữu, khiêm nhường là nhân đức tối cần để ơn Chúa Thánh Thần được hoạt động và trổ sinh hoa trái. Đặc biệt khiêm nhường còn là con đường để con người đến với Thiên Chúa và tha nhân.

venite a meThật thế, Thiên Chúa của chúng ta vô cùng cao cả và quyền năng nhưng cũng là một Thiên Chúa vô cùng khiêm nhường. Vì  khiêm tốn nên Thiên Chúa đã ẩn mình hoàn toàn trong vô hình, trong sự bé nhỏ, nghèo hèn đến độ bị con người quên lãng và nghi ngờ cả về sự hiện diện của Ngài. Vì khiêm nhường nên Ngài cũng trở nên hoàn toàn im lặng trước mọi thái độ của con người. Vì khiêm nhường nên Ngài đã chấp nhận tự hủy, cúi xuống trên thân phận con người. Ngài đã cúi xuống đến tận cùng của vực thẳm là tội lỗi con người để nâng đỡ, để cứu vớt, để thứ tha. Sự khiêm nhường tột cùng của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, qua mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc của Người. Thiên Chúa thật khiêm nhường nên chỉ những ai khiêm nhường mới gặp được Thiên Chúa, đón nhận được sự an ủi, nâng đỡ của Ngài.

Nhưng thế nào là khiêm nhường và làm thế nào để chiếm thủ nhân đức ấy?

Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn và dễ hiểu: “Khiêm nhường là sự thật” mà Thiên Chúa là Sự Thật nên chỉ khi nào sống thật chúng ta mới gặp được Thiên Chúa. Mặt khác, theo thánh Phaolô sự thật còn là: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như không nhận lãnh” (1 Cr 4,7). Chỉ có một điều duy nhất ta không nhận lãnh từ Thiên Chúa đó là tội lỗi. Do đó cần nhìn nhận sự thật về mình: chẳng là gì, chẳng có gì và chẳng làm được gì lúc đó chúng ta mới cần đến ơn Chúa và cảm thông với tha nhân. Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta: “ Đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tùy theo lượng đức tin Thiên Chúa phân phát cho. Đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. Anh em đừng cho mình là khôn ngoan” (Rm 12 3,16). Thực ra đây không phải là lời khuyên về sự chừng mực, vừa phải nhưng đúng hơn Thánh Phao lô muốn mở ra một chân trời rộng lớn hơn về sự khiêm nhường. Khiêm nhường chính  là con đường để mỗi người đến với tha nhân. Một khi đã sống khiêm nhường, đã nhìn nhận sự thật về bản thân, sự thật về sự yếu đuối của mình chúng ta dễ dàng cảm thông, tha thứ và đón nhận nhau hơn. Ý thức được khiêm nhường là nhân đức nền tảng và là yếu tố cần thiết cho đời sống người Ki tô hữu nên Chúa Giêsu mới tha thiết mời gọi chúng ta: “ Anh em hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 29).

Để có lòng hiền hậu và khiêm nhường như Đức Giêsu, chúng ta cần cầu xin ơn khiêm nhường mỗi ngày, chân thành nhận biết bản thân, tôn trọng tha nhân, đặc biệt chấp nhận chịu xỉ nhục như Đức Giêsu – “Đấng chịu sỉ nhục vĩ đại”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác quyết:  khiêm nhường là chấp nhận những sỉ nhục. Khiêm nhường mà không có sự sỉ nhục thì không phải là khiêm nhường.

Lạy Chúa Giêsu, ai trong chúng con cũng thích sống với người khiêm nhường nhưng lại chẳng mấy ai yêu mến và cố gắng chiếm thủ nhân đức khiêm nhường. Xin cho chúng con luôn hướng về Chúa, chiêm ngắm mẫu gương khiêm nhường thẳm sâu của Chúa hầu mỗi ngày chúng con sống thật với Chúa, với mình và với mọi người hơn hầu con được tiến đến gần Chúa và tha nhân, được Chúa dưỡng nuôi và bổ sức hầu mọi gánh nặng của chúng con được chia san và hạnh phúc được đong đầy. Amen.

Tác giả: Vũ Hoan - Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm54
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay58,090
  • Tháng hiện tại971,434
  • Tổng lượt truy cập78,974,885
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây