Nấm mộ

Thứ ba - 01/11/2016 16:19  2962
Nấm mộ hay còn gọi là ngôi mộ, phần mộ là nơi an táng người quá cố. Xưa cũng như nay, an táng là hình thức phổ biến nhất của nhân loại trên toàn thế giới. Đối với người thuộc hạng thượng lưu hay quyền cao chức trọng nơi an nghỉ của họ không phải đơn thuần là nấm mộ nhỏ nhoi như bao người khác mà được xây thành lăng tẩm một cách công phu đôi khi đồ sộ mà tráng lệ hơn cả những điện đài khác.
 
Hẳn rằng mọi sự chuẩn bị đó dành cho thế giới của người chết. Cũng biết rằng bậc chức quyền và sang giầu không ngại tốn phí về tiền bạc cũng như nhân lực nên họ có thể xây dựng nơi an nghỉ cuối cùng cho mình bằng bất kỳ mọi giá. Những dấu chứng mấy ngàn năm vẫn còn đó như Kim Tự Tháp bên Ai Cập mà đến nay vẫn là tâm điểm của các nhà nghiên cứu thuộc mọi lĩnh vực tử khảo cổ học, nhân chủng học, sử học đến kiến trúc... Tất cả vẫn có ở đó nhiều điều khám phá. Nếu không lâu lắm trong lịch sử theo thời gian và không quá xa lắm theo không gian, ở đất nước Việt Nam chúng ta cũng vẫn còn tồn tại các lăng mộ của các vị vua nhà Nguyễn được quy hoạch trong quần thể của cung đình Huế.
 
Thế nhưng, nếu bỏ qua tiền bạc và công sức quá lớn để xây dựng những lăng tẩm đó thì hẳn những công trình này cũng nói lên khát vọng của người quá cố đó là được sống trường sinh bất tử. Chính vì vậy Kim Tự Tháp của các vị vua Ai Cập mới giống như đền đài và vẫn dành vàng bạc châu báu cũng như các tôi hầu cho bậc quân vương sau khi qua đời. Cũng vậy, quần thể lăng mộ tại cung đình Huế của các vị vua Nhà Nguyễn cũng với phong cảnh sơn thủy hữu tình giống hệt với biệt thự nghỉ mát của người còn sống mà ở đó cũng có những sườn đồi mấp mô, hay hồ nước mênh mông gợn sóng cho những đợt du thuyền, hay lầu ngâm thơ trước phong cảnh đẹp như vẽ khiến người thi sĩ tức cảnh sinh thơ. Tóm lại tất cả cách bày bố đó đều nói lên ước muốn sâu xa là được sống mãi.
 
Gạt những lăng mộ tráng lệ sang một bên, chúng ta trong tháng cầu nguyện cho các linh hồn khi viếng thăm nơi an nghỉ của các bậc tiền nhân thân thuộc. Những nấm mộ rất đỗi bình thường và rất nhỏ bé nhưng vẫn toát lên sự sống đời đời với một biểu tượng không thể bỏ qua của bất kỳ một kitô hữu nào. Đó chính là cây Thánh giá. Thánh giá nhắc nhở chúng ta cuộc khổ nạn sinh ơn cứu độ và giải thoát nhân loại khỏi sự chết, tội lỗi và sự dữ của chính Đức Giêsu, Người đã chịu chết trên thập tự, chịu mai táng, và sống lại hiển vinh để mở ra con đường dẫn đưa mọi người vào vương quốc của sự sống đời đời. Chúng ta tuyên xưng xác loài người ngày sau sống lại khi viếng mộ của các bậc tiền nhân cùng với việc chiêm ngắm cây Thánh giá trên đó giúp chúng ta sống trong niềm hy vọng rằng vào thời sau hết tất cả sẽ được sống lại và được hưởng phúc trước tôn nhan Chúa đối với những ai tin và sống đẹp lòng Ngài lúc còn sống trên đời này.
 
Cũng chính vì thế, ở một số nơi bên Phương Tây trước kia, những tín hữu qua đời được an táng ngay tại khuôn viên của nhà thờ để cho thấy họ không hề bị lãng quên và vẫn có mối hiệp thông giữa các tín hữu còn sống và những người thân thuộc đã kết thúc hành trình trần thế. Lời cầu nguyện của người còn sống dành cho người qua đời cũng như khi viếng mộ mỗi tín hữu cũng được nhắc nhở rằng một mai cũng phải trở về các bụi và chỉ còn một niềm cậy dựa vào công nghiệp cứu chuộc được thực hiện bởi Đức Giêsu để rồi tất cả đều chờ đợi một trời mới và đất mới.
 
Ước gì trong tháng cầu nguyện cho các linh hồn mỗi khi viếng mộ của người thân, chúng ta cũng ý thức được thân xác thân xác hư nát và biết quý trọng phúc trường sinh tuôn trào từ cây thập giá vốn dĩ là cây gỗ rất đỗi bình thường nhưng lại là nơi treo Đấng Cứu Chuộc trần gian. Dẫu sự giản dị của cây Thánh giá nơi bia mộ của người thân đang trong lòng đất mẹ vẫn mang lại cho chúng ta niềm hy vọng dạt dào vào sự sống mai sau.
 
Tăng Kỳ Mục
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập378
  • Máy chủ tìm kiếm71
  • Khách viếng thăm307
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,021,445
  • Tổng lượt truy cập79,024,896
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây