Sức sống mạnh mẽ và trường tồn của Lời Chúa

Thứ năm - 25/11/2021 17:45  725
THỨ SÁU TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN
Lc 21,29-33

bible sunlight“Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Lc 21,33).

Đang trong những ngày cuối cùng của Năm Phụng vụ, Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Tin mừng theo thánh Luca (Lc 21,29-33) nhằm nhắc nhở chúng ta về sức sống mạnh mẽ, trường tồn của Lời Chúa.

Sức sống mạnh mẽ của Lời Chúa được thể hiện trước tiên qua năng lực nội tại, tính hữu hiệu, sự chắc chắn sẽ xảy ra. Thật vậy, Đức Giêsu mời gọi: “Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả các cây khác. Khi nhìn cây đâm chồi, thì anh em biết là mùa hè đã gần đến. Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần” (Lc 21,29-31). Nếu tại đất nước Dothái, cứ mùa hè thì cây vả cũng như các cây khác đâm chồi nảy lộc (đó là qui luật tự nhiên của đất trời như tại Việt nam thì đó là Mùa Xuân) thì theo lời khẳng định của Đức Giêsu, những gì Ngài đã tiên báo (Lc 21,5-28) về sự sụp đổ của đền thờ Giêrusalem cũng như những dấu chỉ trên trời dưới đất về ngày quang lâm, chắc chắn cũng sẽ xảy ra. Sự chắc chắn của: “Triều đại Thiên Chúa đến” cũng có cùng một sự chắc chắn như sự chắc chắn của “cây vả” sẽ đơm chồi khi mùa hè đến vậy. Như thế, Lời Chúa thật uy lực, sắc bén, hữu hiệu hơn cả gươm hai lưỡi. Lời của Chúa luôn đi đôi với “làm,” đi đôi với “thực hiện” như ta thấy trong sách Sáng thế.

Tiếp đến, sự sống động của Lời Chúa còn được thể hiện qua việc Ngài tiên báo cho thấy: “thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra (Lc 21,32). Điều này cho thấy những điều Ngài tiên báo trên về thời cuối cùng sẽ sớm sảy ra. Ở đây, chúng ta cần lưu ý, bằng lối diễn đạt tư tưởng của thế giới ngôn sứ và khải huyền, thánh Luca không phân biệt những giai đoạn khác nhau trong diễn tiến lịch sử; do đó, trong cách diễn tả, những biến cố thời cuối cùng được coi như sắp xảy ra. Cũng có thể dựa vào câu 32 để hiểu câu 31 theo nghĩa sau đây: Không phải “Triều Đại Thiên Chúa đã đến” gần nhưng là biến cố Đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ năm 70 AD. Biến cố này sẽ phải đưa nền phụng tự Dothái đến hồi kết, và sẽ khai mạc một thời đại “Nước Thiên Chúa” (Giáo hội) được công khai thiết lập.

Sau cùng, sự sống mạnh mẽ của Lời Chúa được biểu lộ qua sự vững bền, sự trường tồn của Lời Chúa. Lời đó rất mạnh mẽ, sống động, dai dẳng, trường tồn đến mức: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Lc 21,33). Câu nói này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, nói lên sự mong manh của yếu tố vật chất (trời đất) và sự bền vững của yếu tố tinh thần (Lời Chúa), khẳng định lời Chúa Giê-su nói phải được ứng nghiệm, dù thời gian có biến đổi qua bao thế hệ. Và thật đúng như vậy, trải qua hơn hai ngàn năm, bao thế hệ đã đã qua đi, bao công trình đã sụp đổ và biến đổi, bao nền văn minh đã biến mất, nhưng Lời Chúa thì vẫn trước sau như một, được loan báo và tồn tại. Mỗi ngày Lời Chúa vẫn vang lên trên khắp các giáo đường, nơi mọi gia đình và mọi nẻo đường của các nhà truyền giáo. Thánh Kinh – bản văn Lời Chúa – vẫn có nhiều ấn bản nhất, nhiều người biết nhất và có thời gian phát hành lâu nhất so với tất cả mọi thứ sách vở khác.

Lạy Chúa, xin cho mỗi tín hữu luôn tin tưởng vào giá trị, ý nghĩa, sức mạnh, và sự trường tồn của Lời Chúa, để họ nỗ lực thực thi mỗi ngày. Nhờ đó, danh Chúa được cả sáng, và ý Chúa được thể hiện mỗi ngày. Amen!

Tác giả: Lm. Gioakim Nguyễn Hữu Văn

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập445
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm406
  • Hôm nay43,328
  • Tháng hiện tại903,689
  • Tổng lượt truy cập78,907,140
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây