Ai có thể vào thiên đàng?

Thứ tư - 19/08/2020 18:02  1603
THỨ NĂM TUẦN 20 THƯỜNG NIÊN
Mt 22,1-14

granary estates wedding 0485 1000x667“Gặp ai, anh em cũng mời hết vào tiệc cưới” (Mt 22,9) & “Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?” (Mt 22,12)

Bình dân chúng ta gọi là Thiên Đàng, còn ngôn ngữ của Tin mừng thì hay nói tới Nước Trời. Nước Trời hay Thiên Đàng là một thực tại phong phú, không dễ gì mô tả, trình bày đẩy đủ được. Vì thế, Chúa Giêsu đã dùng tới nhiều dụ ngôn để nói về Thiên Đàng. Dụ ngôn hôm nay ví Thiên Đàng như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình.

Ai sẽ được mời vào dự tiệc cưới đây? Hay Thiên Đàng sẽ dành cho ai đây?

Thiên Đàng dành cho một số người, những người đã được mời trước mà thôi chăng? Không đúng. Quả vậy, nhà vua có sai các đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước tới nhưng họ không chịu đến. Bọn họ, kẻ thì đi thăm nông trại, người thì đi buôn, còn người khác lại bắt các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết đi. Với những kẻ chỉ lo chuyện riêng mình và có cách hành xử tồi tệ và ác ôn như vậy, những kẻ đó không được hưởng hạnh phúc Nước Trời mà còn bị tru diệt. Ngay cả các thành của chúng cũng sẽ bị thiêu rụi.

Thiên Đàng dành cho tất cả mọi người, ai vào cũng được phải không? Cũng không đúng. Vì quả là nhà vua có sai các đầy tớ đi ra các ngã ba ngã tư đường, gặp ai cũng mời hết vào dự tiệc cưới. Tuy nhiên, khi nhà vua đi quan sát khách dự tiệc, thấy có người không mặc y phục lễ cưới mà không đưa ra được lí do nên đã bị quảng ra ngoài, chỗ tối tăm, chỗ phải khóc lóc nghiến răng. Như vậy, mọi người đều được mời vào Thiên Đàng nhưng không phải ai cũng vào được.

Một chi tiết nhỏ, khó hiểu và có thể nói như vô lí trong dụ ngôn trên đó là người bị phát hiện không mặc y phục lễ cưới. Khó hiểu hay vô lí là vì họ bị “lùa vào” khi họ đang ở ngã ba ngã tư đường: “gặp ai, bất luận tốt xấu, cũng tập họp cả lại” (Mt 22,10) thì làm sao họ có y phục lễ cưới được? Vậy thì làm sao lại có thể hạch tội họ và phạt họ được? Xin lưu ý đây là dụ ngôn và theo Nil Guillemette, SJ, chính ở điểm vô lí này lại là chìa khóa để hiểu rõ ý nghĩa của dụ ngôn.

Trong thực tế cuộc sống, không thể có đám cưới lại mời kiểu này và không thể có kiểu đòi hỏi khách dự tiệc phải có y phục một cách “quá đáng” trong hoàn cảnh vội vã như vậy. Nhưng đó lại là sự thật của Nước Trời hay của Thiên Đàng. Sự thật ấy là: Nước Trời được mở ra cho tất cả mọi người. Những kẻ tưởng như xứng đáng lại không được vào vì thái độ coi thường của họ trước lời mời gọi của Chúa. Những kẻ tưởng như chẳng đáng được mời vào thì lại đều được mời vào. Tuy nhiên, một khi đã vào dự tiệc cưới, ai ai cũng phải mặc y phục lễ cưới.

Y phục lễ cưới đây không phải là áo xống vật chất bề ngoài mà là thái độ thích hợp bên trong tâm hồn. Đó là thái độ của người dự tiệc cưới: biết sống hòa đồng, hiệp thông với người khác, không sống “lạc lõng,” “kệch cỡm” khác người, không cố chấp khư khư một mình một kiểu chẳng chịu giống ai. Thái độ “bất hòa” lạc loài ấy được biểu lộ qua “y phục lễ cưới”.

Như vậy, ai cũng được mời vào Thiên Đàng và ai cũng có thể vào Thiên Đàng nếu họ mặc y phục lễ cưới. Mặc y phục lễ cưới tức là có thái độ cởi mở, sẵn sàng hòa hợp, hòa đồng, sẵn sàng trở nên mọi sự cho mọi người, không bó khung, tách biệt với mọi người. Amen.

Tác giả: Lm. Gioachim Nguyễn Hữu Văn

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập370
  • Máy chủ tìm kiếm65
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,021,505
  • Tổng lượt truy cập79,024,956
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây