ĐTC đối thoại với các đôi đính hôn ngày Valentine

Thứ năm - 16/02/2017 07:56  2414
‘Marriage is a celebration, a Christian celebration, not a worldly celebration”
 
Câu hỏi 1: Nỗi sợ của việc chung sống “trọn đời”

udienza giubilare 740x493Kính thưa Đức Thánh Cha, ngày nay có quá nhiều người nghĩ rằng lời hứa trung tín suốt đời là một cam kết quá khó khăn; nhiều người cảm thấy rằng thách đố để sống với nhau mãi mãi là điều lý tưởng, nhưng nó lại là một đòi hỏi quá đáng và dường như không thể thực hiện được. Chúng con xin Đức Thánh Cha cho lời khuyên để soi sáng cho chúng con về vấn đề này.

Xin cảm ơn các bạn về lời chứng thực và câu hỏi này. Tôi sẽ giải thích về vấn đề này như sau: Người ta đã gửi cho tôi câu hỏi  trước thời gian bạn biết …. Và như thế tôi đã có thể suy tư và liên tưởng về một số điều hơn là chỉ đưa ra câu trả lời thuần nhất.

Sẽ vô cùng quan trọng để bạn hỏi chính bản thân bạn rằng liệu chúng ta có thể yêu nhau mãi mãi không? Đây là một câu hỏi cần được đưa ra: Liệu chúng ta có thể yêu nhau trọn đời không? Ngày nay quá nhiều người sợ phải đưa ra những chọn lựa dứt khoát. Một cậu con trai đã nói với Giám Mục: “Con muốn trở thành một linh mục, nhưng chỉ trong vòng mười năm thôi.” Anh ta sợ đưa ra một chọn lựa dứt khoát. Nhưng nó là một nỗi sợ chung, đặc trưng cho nền văn hóa của chúng ta. Để đưa ra các chọn lựa cho cuộc sống dường như là không thể. Ngày nay mọi thứ thay đổi chóng mặt; không cái gì tồn tại lâu dài… và não trạng này dẫn đến nhiều người đang t tiến tới hôn nhân nói rằng: “Chúng ta sẽ ở với nhau khi tình yêu còn và sau đó thì??? chia tay… Và như thế hôn nhân kết thúc.

Nhưng chúng ta hiểu gì về “tình yêu”? Nó không chỉ là một cảm xúc, một trạng thái tâm sinh lý? Tất nhiên, nếu  tình yêu là những cảm xúc và trạng thái tâm lý đó, thì con người không thể xây dựng trên một điều gì bền vững được. Nhưng thay vào đó, nếu tình yên là một mối tương giao, thì nó thực sự sẽ phát triển, và chúng ta cũng có thể nói ví nó việc xây dựng một ngôi nhà. Và ngôi nhà đó đã được cùng nhau xây dựng, không phải chỉ bởi một người đơn độc! Ở đây xây dựng có nghĩa là thúc đẩy và giúp nhau phát triển. Anh chị em thân mến (những người đã đính hôn), các bạn đang chuẩn bị cho mình để cùng nhau phát triển, để chung tay xây dựng ngôi nhà này, và để sống với nhau mãi mãi. Các bạn không muốn xây dựng nó trên nền cát của những cảm tính nay đến mai đi, nhưng trên nền đá của tình yêu để mong ước được triển nở, như một ngôi nhà được xây dựng. Đó là nơi của lòng yêu mến, của sự đỡ nâng, của niềm hy vọng, của sự tương trợ lẫn nhau. Cũng như tình yêu của Thiên Chúa thì bền vững và mãi mãi, thì chúng ta cũng muốn tình yêu nền tảng của gia đình cũng được ổn định và mãi mãi. Mong anh chị em chúng ta đừng để bản thân mình bị đánh bại bởi “nền văn hóa tạm thời”! Nền văn hóa này đang lan tràn  khắp nơi. Nền văn hóa tạm thời này không phải là một con đường sống!

Vậy làm sao để nỗi sợ “sống trọn đời” này được chữa lành? Nó được chữa dần dần bằng việc phó thác bản thân cho Chúa Giê-su để trở nên một hành trình tâm linh hàng ngày, được xây dựng từng bước nhỏ, những bước tiến của việc phát triển chung – thiết lập sự giao phó để trở thành những người nam nữ trưởng thành trong niềm tin. Kính thưa các chủ rể tương lai, bởi vì “trọn đời” không đơn giải là câu hỏi về thời gian! Một cuộc hôn nhân không chỉ thành công bởi vì nó đã được kéo dài mãi mãi – mà phẩm chất của hôn nhân mới quan trọng. Thử thách của các đôi vợ chồng là ở cùng nhau và có thể yêu nhau mãi mãi. Nhớ lại phép lạ hóa bánh ra nhiều: cũng dành cho các bạn, Chúa có thể hóa ra nhiều tình yêu và trao nó cho bạn để bạn làm mới và tốt lành hàng ngày. Người có một kho dự trữ vô hạn! Người cho bạn tình yêu làm nền tảng sự kết hợp của các bạn và Người làm mới mẻ hàng ngày, Người gia cố nó và Người ban cho còn nhiều hơn khi gia đình có thêm những thành viên mới là con cái của bạn. Trên hành trình này, cầu nguyện luôn luôn quan trọng và cần thiết. Chúa cho bạn và bạn cho anh ấy và cho tất cả và cả hai cùng dành cho nhau. Xin Đức Giê-su làm gia tăng tình yêu của các bạn. Trong kinh Lạy Cha chúng ta nói: “Xin cho chúng con lương thực hàng ngày”. Vợ chồng cũng có thể học để cầu nguyện như vậy: “Lạy Chúa, xin cho chúng con yêu thương hàng ngày”, tình yêu hằng ngày của vợ chồng là lương thực, là của ăn thực sự của tâm hồn, để giữ cho họ tiến bước. Rồi lời cầu nguyện: Chúng ta có thể kiểm chứng  nếu chúng ta có thể nói về nó? “Lạy Chúa, xin cho chúng con tình yêu hàng ngày”. Tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện! Xin Chúa ban cho chúng con hôm nay yêu thương hàng ngày. Một lần nữa! lạy Chúa, xin cho chúng con tình yêu hằng ngày. Đây là lời cầu nguyện của những người sắp kết hôn và của các vợ chồng. Xin dạy chúng con biết yêu thương nhau, để muốn điều tốt cho nhau! Chúng ta càng tín thác bản thân mình cho Chúa, tình yêu của chúng ta sẽ càng “bền vững”, có khả năng được đổi mới và nó sẽ vượt qua mọi khó khăn. Đây là những gì tôi nghĩ, tôi mong muốn để nói với các bạn,. Cám ơn các bạn!

Câu hỏi 2: Để sống với nhau: “Lối sống” của đời sống hôn nhân
 
Thưa Đức Thánh Cha, để sống với nhau mọi ngày thật là đẹp, nó cho niềm vui và nó duy trì lâu dài. Tuy nhiên, nó là một thách đố phải đối diện. Chúng con tin rằng chúng con phải học để yêu thương nhau. Vậy liệu có một “cách” sống lứa đôi, một linh đạo của sự hàng ngày để chúng con có thể học theo không? Ngài có thể giúp chúng con điều này không, thưa Đức thánh Cha?

Nghệ thuật để sống cùng nhau là một cuộc hành trình kiên trì, tốt đẹp và lôi cuốn. Nó không chấm dứt khi các bạn chinh phục được nhau. Nhưng lúc đó nó mới thực sự bắt đầu! Hành trình hằng ngày này có những quy luật mà có thể được tóm tắt trong ba cụm từ mà các bạn đã nói, Ba cụm từ đó tôi đã lặp lại rất nhiều lần cho các gia đình: Xin phépcám ơn và xin lỗi.

“Xin phép là gì?” Nó là một lời thỉnh cầu lịch sự để có thể đi vào trong đời sống của nhau với sự tôn trọng và quan tâm. Thật cần thiết để học cách đưa ra lời thỉnh cầu: Anh/em có thể làm điều này không? Anh/em có hạnh phúc khi chúng ta làm nó theo cách đấy không? Vậy chúng ta có thể thực hành trước và sau đó chúng ta có thể giáo dục con cái như thế không? Anh/em có muốn chúng ta đi ra ngoài tối nay không? Tóm lại, xin phép có nghĩa là có thể đi vào trong cuộc sống của người khác một cách tế nhị. Nhưng, hãy lắng nghe những lời thỉnh cầu này để đi vào cuộc sống của người khác một cách lịch sự và nó không phải là dễ. Nó không hề dễ dàng chút nào. Thay vào đó, đôi khi chúng ta đã sử dụng những lời cách thức xin phép nặng nề Tình yêu thật thì không áp đặt bằng cách lỗ mãng và hung hăng. Trong quyển sách Những bông hoa nhỏ của thánh Phanxicô, chúng ta tìm thấy cách diễn tả này: “Hãy biết rằng nhã nhặn là một thuộc tính của Thiên Chúa.. và lịch sự hay nhã nhặn là chị em của lòng bác ái., nó diệt trừ ghen ghét và giữ gìn tình yêu” (chương 37). Đúng vậy, sự nhã nhặn hay lịch sự giữ gìn tình yêu. Và ngày nay, trong các gia đình của chúng ta, trong thế giới của chúng ta, thường chỉ có bạo lực và ngạo mạn, chúng ta càng cần nhiều sự lịch sự và nhã nhặn hơn. Và điều này có thể bắt đầu ở gia đình.
 
Cám ơn”. Dường như chúng ta có thể dễ dàng nói lời cảm ơn, nhưng chúng ta  chưa thực sự hiểu về nó… Tuy nhiên, cám ơn rất quan trọng! Chúng ta dạy cho con cái phải biết nói lời cảm ơn, nhưng sau đó chính chúng ta quên nó! Lòng biết ơn là một tình cảm quan trọng! Một lần ở Buenos Aires, một người phụ nữ lớn tuổi nói với tôi: “Lòng biết ơn là một bông hoa mọc trong đất tốt (noble earth)”. Tính cao quý của linh hồn là cần thiết để hoa lòng biết ơn sinh sôi nảy nơ. Các bạn còn nhớ Tin Mừng theo thánh Lu-ca không? Đức Giê-su chữa mười người phong cùi và sau đó chỉ có một người quay lại nói lời cám ơn với Đức Giê-su. Và Chúa nói: vậy chín người kia đâu? Đây cũng là sự thật cho chúng ta: Chúng ta có thể cám ơn không? Trong mối tương quan của chúng ta, và ngày mai trong cuộc sống hôn nhân của chúng ta, thật quan trọng để làm cho mối tương quan sống động và nhận biết rằng người bạn đời là một quà tặng của Thiên chúa, và người ta nói lời cám ơn vì ân huệ của Thiên Chúa! Và chính tâm tình bên trong để nói lời cám ơn nhau cho mọi việc. Cám ơn không phải là  lời đế sử dụng cho người nước ngoài, như là một cách lịch sự. Thật cần thiết để có thể nói cám ơn với nhau, để tiến tới tốt đẹp cùng nhau trong đời sống hôn nhân của các bạn.

“Xin lỗi”. Chúng ta mắc quá nhiều lỗi, quá nhiều sai lầm trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều thế mắc sai lầm. Có ai đó ở đây đã không bao giờ lỗi lầm không? Nếu có một người ở đây, xin giơ tay: Một người đã không bao giờ lầm lỗi? Tất cả chúng ta lỗi lầm! Tất cả! Có lẽ không có ngày nào mà chúng ta không có một vài sai lỗi. Kinh thánh nói người công chính phạm tội một ngày bảy lần. Và như vậy chúng ta làm ra những lỗi lầm…. Vậy, hãy xem sự cần thiết thế nào để sử dụng từ đơn giản này: “Xin lỗi”. Nói chung, mỗi người chúng ta rất dễ kết tội người khác và bào chữa cho bản thân mình. Điều này bắt đầu với Nguyên tổ chúng ta là Adam, khi Thiên Chúa hỏi ông: “Adam, ngươi đã ăn trái cây đó phải không? Tôi à? Dạ không! Người đàn bà là người Ngài đã ban cho con!” Chúng ta kết tội người khác như thế nên không nói “xin lỗi” “hối hận”. Đó là một câu chuyện rất xưa! Nó là một khuynh hướng bẩm sinh là gốc rễ của nhiều thảm họa. Chúng ta hãy học để nhận biết những lỗi lầm của mình và xin sự tha thứ. “Tôi xin lỗi vì đã to tiếng hôm nay”; “Tôi xin lỗi vì tôi đã đi qua các bạn mà không chào hỏi”; “Cha xin lỗi vì cha đã đến muộn” “Xin lỗi vì tuần này tôi đã quá im tiếng” “Xin lỗi vì tôi đã nói quá nhiều mà không lắng nghe”, “Tôi xin lỗi vì tôi đã quên”, “Tôi xin lỗi vì tôi đang giận và đã trút nó lên bạn” … Có quá nhiều điều “xin lỗi” mà chúng ta có thể nói mỗi ngày.

Gia đình Công giáo cũng có khuynh hướng phát triển theo đường lối này. Tất cả chúng ta biết rằng một gia đình hoàn hảo không tồn tại, hoặc người chồng hay người vợ hoàn hảo không có thật. Chúng ta sẽ không nói về người mẹ chồng hoàn hảo… Chúng ta, những người tội lỗi thì mới có thật. Đức Giê-su, người biết rõ chúng ta, dạy chúng ta một bí quyết: Đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không xin sự tha thứ từ nhau, mà không có bình an trở về mái ấm của bạn, tới gia đình của bạn. Thường có những tranh cãi giữa vợ chồng, nhưng luôn có những chuyện mà chúng ta tranh luận … Có lẽ các bạn đã tức giận, và sự đổ vỡ có lẽ đĩa đã bay, nhưng xin nhớ điều này: Đừng bao giờ kết thúc ngày đó mà không làm hòa! Đừng bao giờ! Đừng bao giờ! Đừng bao giờ! Đây là một bí quyết, một bí mật để duy trì tình yêu và làm cho hòa thuận. Nhớ kỹ: Không bao giờ để kết thúc ngày mà không làm hòa! Nếu chúng ta học cách xin lỗi nhau và tha thứ cho nhau, thì hôn nhân sẽ tồn tại mãi, nó sẽ triển nở. Khi những những cặp vợ chồng già cử hành kỷ niệm hôn phối 50 năm, đến dự buổi gặp gỡ hay đi lễ ở đây tại nhà Thờ Thánh Martha, Tôi hỏi rằng: Vậy ai đã chịu đựng ai? Điều này thật là đẹp! Tất cả họ nhìn nhau, họ nhìn tôi, và họ nói với tôi: “Cả hai!” Và điều này thật tuyệt. Đây là một bằng chứng tốt đẹp!

Câu hỏi 3: Nét đặc trưng của việc cử hành hôn phối

Thưa Đức Thánh Cha, những tháng này chúng con đang có nhiều chuẩn bị cho đám cưới của mình. Ngài có thể cho chúng con một số lời khuyên để cử hành hôn nhân được tốt không?

Hãy làm cho đám cưới là trờ thành một buổi cử hành thực sự - bởi vì hôn nhân là một cử hành – một cử hành ki-tô giáo, không phải cử hành trần tục. Một động lực nền tảng nhất cho niềm vui trong ngày đó được trình bày trong Tin Mừng Gioan: Các bạn nhớ dấu lạ ở tiệc cưới Ca-na chứ? Ngay lúc họ hết rượu và buổi cử hành hôn lễ dường như bị hỏng. Hình dung cuối bữa tiệc lại uống chè! Không, không thể như thế được! Không có rượu sẽ không có đám cưới! Với lời thỉnh cầu của Đức Maria, trong giây phút đó Đức Giê-su đã mặc khải chính mình lần đầu tiên và cho một dấu lạ: Người biến đổi nước thành rượu và làm như thế để cứu nguy cho buổi cử hành tiệc cưới. Điều đã xảy ra tại Ca-na cách đây hai ngàn năm nhưng thực tế cũng xảy ra trong mọi cuộc cử hành hôn nhân: Điều sẽ làm cho cuộc hôn nhân của các bạn được đầy đủ và có nền tảng thực sự sẽ là sự hiện diện của Chúa, người mặc khải chính mình và ban ân sủng của Người. Sự hiện diện của Người cung cấp “rượu ngon”. Người là bí quyết của niềm vui trọn vẹn, điều làm ấm áp thực sự cõi lòng. Đó chính là sự hiện diện của Đức Giê-su trong tiệc cưới. Mong nó là một buổi cử hành tốt đẹp, nhưng với Giê-su! Không phải với tinh thần thế tục, Không! Mà đây mà một cảm nhận, khi ở đó có Chúa.

Tuy nhiên, cũng cần nói rằng thật tốt khi ngày cưới của các bạn nhận ra và làm nổi bật những gì là thực sự quan trọng. Một số người thì bận tâm nhiều hơn với những chi tiết bên ngoài, như tiệc tùng, chụp ảnh, quần áo, hoa cưới. Chúng là những thứ quan trọng trong  ngày cưới, nhưng chỉ có một điều có thể diễn tả động lực chân thực của niềm vui của các bạn là: Lời chúc lành của Chúa trên tình yêu của các bạn. Làm những việc bề ngoài của lễ cử hành của bạn, như rượu ở Cana, mặc khải sự hiện diện của Chúa và nhắc nhở các bạn và mọi người về nguồn gốc và lý do cho niềm vui của vợ chồng.

Nhưng có một số thứ bạn đã nói rằng, con muốn giữ nó nắm chắc (seize), bởi vì con không muốn để nó mất (qua). Hôn nhân cũng là công việc của cuộc sống hàng ngày; tôi có thể nói là một công việc thủ công, một công việc của thợ kim hoàn, bởi vì người chồng có bổn phận làm cho vợ mình trở nên nữ tính hơn hơn và người vợ cũng có bổn phận làm cho chồng mình trở nên đàn ông hơn . Để có thể cùng lớn lên trong nhân tính, như người đàn ông và như người đàn bà. Và các bạn hoàn toàn có thể  được làm điều này . Nó được gọi là cùng nhau lớn lên. Điều này không đến từ không khí (từ bên ngoài)! Chúa chúc lành cho nó, nhưng nó đến từ bàn tay của các bạn, từ thái độ của các bạn, từ cách sống của các bạn, từ cách yêu thương nhau của các bạn. Làm chính mình trưởng thành hơn! Luôn hành động sao cho người khác phát triển. Làm việc vì điều này. Và như thế, Tôi không biết, tôi nghĩ về bạn một người ngày nào đó sẽ tiếp tục trên con đường của đất nước các bạn và mọi người sẽ nói: “hãy nhìn cô ấy xem, một người phụ nữ thật đẹp, thật khỏe mạnh!...” “với một người chồng như thế, một người có thể hiểu điều đó!” Và cũng với bạn: “Nhìn anh ấy đi nào!” Với người vợ anh ấy đã lấy, người có thể hiểu! Nó là điều dẫn đến điều này: Để làm cho nhau cùng lớn lên. Và những đứa trẻ sẽ có di sản có một người cha và một người mẹ đã trưởng thành cùng nhau, mỗi người làm cho người khác trở thành chính mình cách triển nở hơn (là người đàn ông hơn, là người phụ nữ hơn).

 
Phiên dịch: Lm. Giuse Trần Tiểu Bôi

Nguồn tin: zenit.org

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập404
  • Máy chủ tìm kiếm49
  • Khách viếng thăm355
  • Hôm nay51,206
  • Tháng hiện tại911,567
  • Tổng lượt truy cập78,915,018
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây