3 bước để thực thi lòng thương xót của Thiên Chúa

Chủ nhật - 06/11/2016 11:53  2166
“Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).
 
Một buổi sáng sớm, có một ông lão bước đi trên bãi biển. Ông cúi mình xuống, nhặt những con sao biển và ném chúng trở về với lòng đại dương. Một thanh niên đi ngang qua và hỏi ông: “Này lão, lão đang làm gì đấy? ”.
 
Ông lão liền nói: “Những con sao biển này sẽ chết vì thiếu nước khi mặt Trời lên cao. Vì thế, ta ném chúng xuống biển để chúng có thể sống được”.
 
“Ha”! Chàng trai trẻ liền thốt ra những lời mỉa mai: “Có hàng triệu con sao biển trên bờ biển dài hàng dặm  này thì việc làm của lão có ý nghĩa gì chứ”.
 
Ông lão nhìn con sao biển trên tay mình và sau đó  ném nó trở về an toàn bên những con sóng. Ông liền nói: “Nó có ý nghĩa đối với sinh vật này”.
 
Điều gì bạn làm cho những người khác thực sự tạo ra sự khác biệt? Đó chính là những hành động của lòng xót thương. Vậy, bạn có phải là con người của lòng thương xót?
 
Chúa Giêsu, Khuôn Mẫu Của Lòng Thương Xót
 
Bất kì điều gì Chúa Giêsu dạy chúng ta làm thì chính Người  đã  thực  hiện   trước. Mọi người chạy đến với Người để tìm kiếm lòng thương xót: Những người mù, cha mẹ của những đứa trẻ bị quỷ ám, những người hủi – tất cả đều đến để nài xin lòng thương xót của Người (Mt 9,27; 15,22; 17,15; Lc 17,13). Vậy, tại sao họ lại chạy đến với Người? Bởi vì lòng thương xót của Người được nhiều người biết đến. Chúa Giêsu đã đáp lại những ngƣời chạy đến với Người bằng tấm lòng xót thương, dù đó là đám đông “lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36), những con người mang những căn bệnh vô phương cứu chữa hay là bà góa bước đi bên cạnh xác người con trai duy nhất của mình đang tiến ra nghĩa trang (Lc 7,13).
 
Chúa Giêsu đã sống tất cả những điều mà Người đã dạy trong các mối phúc. Và  Người dạy điều mà Người đã thực hiện. Một người bị kết án vì một khoản nợ lớn của anh ta đã được tha, nhưng ngay sau đó anh ta lại từ chối thực thi lòng thương xót đối với người chỉ nợ anh ta có vài đồng bạc (Mt 18,21-35). Ông nhà giàu bị kết án vì đã không chú ý đến những nhu cầu cần thiết của anh Lazarô (Lc 16). Những người thực thi lòng thương xót bằng cách cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách đỗ nhà, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, họ sẽ được Thiên Chúa thưởng công (Mt 25,31- 46).
 
Các Bước Để Thực Thi Lòng Thương Xót
 
Dụ ngôn Người Samari Nhân hậu đã thể hiện được bản chất trong những lời rao giảng về Lòng thương xót của Chúa Giêsu. Một vài người sống với thái độ: “Cái gì của tôi là của tôi, và bạn không thể có nó”. Đó chính là cảnh tượng mà thầy Tư tế và thầy Lêvi, những người bỏ qua người bị nạn. Những người khác lại có thái độ của những tên cướp: “Cái gì của bạn là của tôi nếu tôi lấy được nó”. Họ không quan tâm điều gì xảy ra  đối với mọi  người, miễn là họ có được cái mà họ muốn. Thái độ của Chúa Giêsu là thái độ của Người Samari nhân hậu “Cái gì của tôi là của bạn nếu bạn cần đến nó”.
 
Người Samari nhân hậu đã đặt ra cho chúng ta những bước để trở thành con người của lòng xót thương. Trước hết, nếu bạn khao khát việc thực thi lòng thương xót, bạn cần phải nhìn thấy những người đang cần đến lòng thương xót đó. Thầy Tư tế và thầy Lêvi nhìn thấy người bị nạn nhưng đã tránh qua bên đường mà đi. Họ nhìn nhưng không thực sự phải là nhìn. Người Samari cũng nhìn thấy người bị nạn – nhưng không phải chỉ là nhìn thấy sự bạo lực hoặc là nhìn thấy một trong số rất nhiều nạn nhân – nhưng là một con người. Bạn cũng cần cầu xin Thiên Chúa ban cho bạn đôi mắt để nhìn thấy người cần đến sự giúp đỡ của bạn.
 
Thứ đến, nếu bạn khao khát việc thực thi lòng thương xót,  bạn hãy để cho sự  đồng cảm, tình yêu thương con người trong bạn lên tiếng. Người Samari nhân hậu “chạnh lòng thương” (Lc 10,33). Người Samari có thể tránh được rủi ro, nguy hiểm bằng cách biện minh rằng ngƣời bị nạn không cùng chủng tộc, tôn giáo hoặc cùng văn hóa với mình cho nên không cần phải giúp đỡ người bị nạn. Nhưng người Samari đã để cho lòng xót thương của mình dẫn lối cho hành động.
 
Sau cùng, một con người của lòng xót thương thì không chỉ dừng lại trong ý nghĩ là mình sẽ làm một việc gì đó mà phải hành động. Người Samari “lại gần”. Con người của lòng xót thương thì bước ra khỏi nỗi đau của riêng mình để làm dịu đi nỗi đau khổ của người khác. Người Samari đã trải qua rất nhiều nỗi đau như sự từ chối, sự đối xử phân biệt với mình, đó là những điều mà người Samari có thể dùng để biện minh cho việc không giúp đỡ bất kì ai cả.  Nhưng  con  người  của lòng xót thương đó đã dùng tài sản của mình để giúp cho cuộc sống của một ngƣời khác được tốt hơn. Người Samari đã sử dụng những gì mình có: con lừa của mình, dùng tiền của mình để trả tiền phòng và tiền công chăm sóc cho người bị nạn, và thời gian của mình để giúp đỡ con người dở sống, dở chết ấy phục hồi sức khỏe.
 
Đôi khi, chúng ta biện minh cho việc không thực thi lòng thương xót bằng cách nói rằng: “Tôi không thể giúp đỡ tất cả mọi người”. Điều đó là đúng. Nhưng Thiên Chúa đã đặt để bên cạnh bạn những con ngƣời mà bạn có thể giúp đỡ. Bạn có nhìn thấy những con người ấy? Bạn có đồng cảm với nỗi đau khổ của họ? Bạn sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ họ? Những người cho đi lòng thương xót cũng sẽ nhận lại được nó…từ Thiên Chúa.
 
Thanh Tâm chuyển ngữ
Nguồn: http://www.c-harismag. com/spirit/spiritual growth/22325- 3- ways- to- show- god- s- mercy
 
ĐCV Bùi Chu, Ra Khơi số 15, tháng 11/2016, tr. 36-39.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập469
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm447
  • Hôm nay49,760
  • Tháng hiện tại910,121
  • Tổng lượt truy cập78,913,572
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây