Đừng sợ… hãy cho trẻ cơ hội tự lớn lên

Thứ hai - 13/08/2018 21:01  1535
images 3 Chăm lo tương lai cho con cái vốn là mối bận tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Thời nào cũng vậy, khi gia đình nghèo thì cha mẹ một nắng hai sương không tiếc sức làm việc miễn sao cho con có đủ cơm ăn, áo mặc. Gia đình giàu có thì cố cho con ăn học để hơn bạn hơn bè. Bấy nhiêu đó chưa đủ, một môi trường tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và lớn lên cả chiều cao lẫn chiều sâu vô cùng quan trọng. Dưới đây in chia sẻ đôi dòng suy tư về giáo dục, đặc biệt giáo dục mầm non; những khó khăn không những đến từ học sinh mà có khi từ chính phụ huynh.

Can thiệp việc ăn, ngủ, thói quen của con khi ở trường

Trẻ ở tuổi mầm non, những tuần đầu đến trường khóc lóc là điều bình thường, nhưng nhiều phụ huynh lo lắng một cách thái qúa, liên tục gọi điện tới văn phòng dò hỏi, dù hiệu trưởng cũng như giáo viên chủ nhiệm đã giải thích : “Nếu cháu khóc quá nhà trường sẽ báo để ba mẹ tới đón bé về…”. Nói thế để phụ huynh an tâm, đừng vì thấy con rên rỉ, khóc lóc mà cuống cuồng, lo lắng. Nếu trẻ biết được tâm trạng của cha mẹ như thế chắc chắn sẽ càng khóc nhiều hơn để sớm được đón về nhà.

Ngoài ra, những ngày đầu đến trường có thể bé sẽ biếng ăn hoặc sút cân, nhưng không vì thế mà tạo áp lực, bằng cách yêu cầu thầy cô phải chiều theo các thói quen của con như khi ở nhà. Mỗi trẻ có tập tính khác nhau, ở nhà mẹ hay bà chăm một cháu cách khác, ở lớp thầy cô chăm sóc các cháu khác. Sự khôn ngoan của các bậc cha mẹ chính là biết giải thích, chuẩn bị tâm lý và để con có cơ hội thích ứng với những thứ khác lạ tại môi trường mới để bé sống hòa nhập. Đừng vì sự lo lắng của mình mà tạo thêm sức ép cho thầy cô hay vì thương mà không dám đưa con tới trường.

Trường mầm non, nơi đầu tiên giúp bé làm quen với việc học

Từ việc con biếng ăn, sợ con bị ngược đãi mà một số phụ huynh chọn biện pháp để con ở nhà nhờ ông bà chăm. Họ nghĩ rằng thế là tốt và an toàn cho con, mà quên mất điều quan trọng là ở lớp trẻ không chỉ có cô dạy mà còn học hỏi được nhiều thứ từ chính các bạn đồng trang lứa. Hơn nữa môi trường tập thể giúp bé học tự lập và thực hành những kỹ năng cơ bản, làm tiền đề cho những năm học tiếp theo mà chắc chắn nếu chỉ ở nhà với ông bà, hay người giúp việc trẻ sẽ không học được cách thích nghi với môi trường xã hội.

Tâm lý con người phát triển theo chiều hướng mở, nên đến một độ tuổi nhất định, trẻ cần có môi trường rộng lớn hơn, phong phú hơn không gian gia đình để có thể phát triển lành mạnh về nhiều mặt như : giao tiếp, xác lập các mối tương quan bạn bè, học hỏi các kinh nghiệm xã hội... Nếu không lưu ý điều này, cha mẹ vô tình đẩy con rơi vào tình trạng sống cô lập. Điều này có thể nhận thấy khi quan sát các bé ở bậc tiểu học và trong các lớp Giáo lý. Những trẻ đã đi mẫu giáo có khả năng tiếp nhận kiến thức mới và các sinh hoạt tập thể nhanh hơn những bé trước giờ chưa từng làm quen với môi trường chung. Sự khác biệt lớn mà người ngoài có thể nhận ra, nhưng chưa chắc cha mẹ đã biết. Nếu chỉ quanh quẩn ở nhà với ông bà bố mẹ, bé sẽ khó hoà nhập với các bạn, nên nhút nhát, ngại giao tiếp, hay lủi thủi một mình.

Ở nhà trẻ được chiều chuộng thích gì có nấy, đòi gì là được, chơi xong có người dọn, lúc nào đói thì ăn, muốn là ngủ. Vì là cái rốn của vũ trụ gia đình nên có phá phách, hỗn náo cũng ít ai chấn chỉnh. Có những em tinh quái biết bố mẹ rất tin nghe những gì mình nói nên mới ba bốn tuổi đã nói dối. Bạn nghĩ sao về lời thú nhận của một bé về lần nói dối bại lộ trước cô giáo và phụ huynh rằng : “Con nói thế để ba mẹ khỏi bắt con đi học”. Chuyện này không có gì lạ với các thầy cô đã tiếp xúc với nhiều trẻ, nhưng có khi còn khá lạ với các phụ huynh. Một điều phụ huynh cần nên biết và lưu tâm hơn khi nghe con nói không hay về trường lớp, thầy cô, bè bạn. Vì biết đâu đó là một chiêu trò tinh quái do các cậu ấm cô chiêu nhà mình tạo ra để khỏi phải đến lớp.

Một vài suy tư nho nhỏ cùng với đôi điều góp nhặt khi có dịp quan sát trẻ thơ, xin được chia sẻ với quý phụ huynh và những ai quan tâm đến giáo dục trẻ thơ để đất nước, xã hội và gia đình có những công dân tổ, biết kiến tạo các mối tương quan xã hội, tiếp thu những điều tốt đẹp khi dấn thân vào đời. Hãy để cho trẻ được lớn lên, trở thành người mạnh mẽ có kỹ năng và sự thông thái, được phát triển toàn diện cả về thể lý, tâm lý, lẫn tâm linh.
Nt. Scholastica Vũ Hiền, Đaminh Bùi Chu
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm354
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại943,899
  • Tổng lượt truy cập78,947,350
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây