Văn hóa quẩn

Thứ năm - 20/10/2016 01:53  2802
Thật đáng ngạc nhiên khi mà ngày càng có những hội nghị, chuyên đề thảo luận về việc xây dựng đời sống văn minh đô thị; thôn xóm, gia đình văn hóa và cả văn hóa trong ăn mặc, giao tiếp,… những cố gắng làm cho cuộc sống ngày càng văn minh tiến bộ không chỉ trên phương diện vật chất mà cả tinh thần là điều ai cũng mong muốn. Nhưng “thái quá thì bất cập”, hai chữ ‘văn hóa’ rất đẹp nhưng nếu không cẩn trọng rất dễ đưa tới văn hóa quẩn.
 
Điều này có thể kiểm chứng trong chính môi trường, bãi rác quanh ta. Tại thành phố, nhìn vào những khu công nghiệp sẽ rõ. Có những công ty chuyên sử dụng phế liệu để tái sản xuất nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những ống cống lộ thiên khổng lồ, thải ra sông nguồn nước đen ngòm. Người dân sinh sống bên những bờ sông đó, trở thành nạn nhân trực tiếp vì dùng phải nguồn nước đã nhiễm độc. “Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%… Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí... Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác.”(x.Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay).

 
                                                                                                                                             (VietNamNet)

Những nguy hiểm do sự ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, kinh tế, xã hội mà ta thấy rõ nhất và gần nhất là vụ Formosa, hay nạn “Cá chết nổi trắng mặt hồ Tây” làm xôn xao dư luận. Nhưng suy cho cùng, đó là những nguy hại bề nổi, còn tìm thấy nguyên nhân hay mỗi người có thể ít nhiều tìm cách tránh né để giảm tối đa nguy hại của nó đến mình và gia đình. Còn những chất độc hại đang thâm nhập thị trường, môi trường cách ngấm ngầm thì sao?
 
“Theo một kết quả nghiên cứu công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất.” (Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay). Hai Thành phố từng là: Hòn ngọc viễn đông và Ngàn năm văn hiến, là niềm tự hào của đất nước Việt Nam một thời, giờ dẫn đầu trong những Top nổi tai tiếng.
 
Theo người viết, một phần nguyên nhân cũng do nhiều dự án lớn được đề xuất thực hiện với hứa hẹn đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu về một số mặt hàng như: gạo, thép, dầu… Song song với tương lai đầy hứa hẹn đó là nguy cơ Nước ta trở thành nơi tập trung rác công nghệ và chất thải, nếu những dây chuyền sản xuất đã bị loại bỏ ở Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác được đưa về lắp đặt sử dụng tại Việt Nam. Về mặt công nghệ, những cơ quan hữu trách hiểu rõ những nguy hiểm tiềm ẩn trong đó, thời gian này dư luận rất quan tâm đến sự kiện 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm sát ranh giới nước ta đã đi vào hoạt động. Trả lời VOA hôm 11/10, ông Trần Trí Thành, Viện trưởng viện năng lượng Nguyên tử cho biết: “Nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc về nguyên tắc, họ cũng phải làm để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, nhưng mà mọi người vẫn cứ nghi ngại rằng là Trung Quốc. Thiết bị của họ không thể tốt bằng những nước khác, thì chắc chắn không thể an toàn bằng các thiết kế của các nước khác. Thiết bị của họ cũng không thể tốt bằng các nước khác. Cho nên xác suất nó có thể xảy ra trục trặc, sự cố, rò rỉ phóng xạ ra ngoài là có. Nguy cơ cao hơn các nhà máy của các nước như Mỹ, Nga và Nhật”. Như vậy, rất có thể sau Formosa hay cá chết ở Hồ Tây nguy cơ Nước ta phải đối diện với những hiểm họa lớn hơn sẽ không còn bao xa.
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thông điệp Laudato sí nói rằng: “Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?”. Với đà tiến bộ của các vụ ô nhiễm hiện nay liệu 20 hoặc 50 năm nữa, thế hệ trẻ sẽ còn thừa hưởng được gì từ cha anh để lại? Ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên đã dần cạn kiệt: Rừng tiếp tục bị thu hẹp, Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Ô nhiễm sông ngòi, Bãi rác công nghệ và chất thải, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp, Ô nhiễm ở các làng nghề, Khai thác khoáng sản bừa bãi, Ô nhiễm không khí. Ngoài những nguyên nhân đã liệt kê trên đây liệu còn nguyên nhân chủ quan nào mà chúng ta chưa gọi tên ra đây không?
 
Câu trả lời mỗi người sẽ tự suy nghĩ, để kết lại vấn đề người viết xin mượn lời của ĐGH Phanxico trong Thông điệp ‘Laudato sí’ như sau: “Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?[…] Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản ấy, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những hiệu quả quan trọng”. (Lm. G. Trần Đức Anh, op. chuyển ngữ.)
 
Nt. Scholastica, Đaminh Bùi Chu
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập187
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay36,761
  • Tháng hiện tại473,262
  • Tổng lượt truy cập70,501,019
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây