Có một câu tục ngữ Ý, giàu vần điệu, được coi là một nguyên lý sâu sắc cho đời sống tâm linh. Câu nói ấy là: “chi va piano, va sano, e va lontano,” nghĩa là “ai đi chậm, đi khỏe, và đi xa.” Ở dạng ngắn gọn hơn, người ta nói “piano piano si va lontano”
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” để nói về tâm tình biết ơn mà con người cần phải có.
Trong cuộc sống, vẻ đẹp nội tâm thường được thu hút và dễ đi vào lòng người, dễ được con người nhận ra và quý trọng hơn mọi cái hào hoa phù phiếm bên ngoài. Thật đúng với câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” và thật đáng quý khi ai đó có thể nhìn ra vẻ đẹp từ trái tim, coi trọng tình yêu, sự chân thành và các nhân đức nơi người khác, chứ không chỉ chăm chăm đến hình thức bên ngoài về vẻ đẹp, hình dáng hay tài năng.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Người giầu tặng của, người khôn tặng lời”. Những lời yêu thương chân thành làm ấm lòng, gia tăng nghị lực, xua tan bóng tối mây mù còn quý hơn cả vàng bạc. Vượt trên những lời lẽ khôn ngoan của con người, lời của Đức Giêsu là lời có uy quyền của Thiên Chúa, lời giải thoát và trao ban sự sống đời đời.
Câu tục ngữ “Chiếc áo không làm nên thầy tu” không phải là một câu tục ngữ xa lạ với mọi người, thậm chí chúng ta còn rất thường nghe nhắc đến nó, mà đúng thật trong thời đại ngày nay, người ta rất xem trọng những “chiếc áo”.
Người Pháp có câu tục ngữ: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, mọi việc con người dự định làm nhưng quyết định thành công hay không là do Trời ban. Giáo hội là người Mẹ khôn ngoan muốn dạy bảo con cái mình, muốn công việc trong năm mới thuận lợi, may mắn phải cậy dựa vào sự quan phòng của Thiên Chúa, cách cụ thể là vai trò hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Mấy hôm nay, thời sự về cơn bão số 7 đang là tâm điểm đối với đồng bào cả nước ‘thương lắm miền Trung ơi’, thì những câu ca dao tục ngữ như “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… lại ý nghĩa biết bao!
Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Qua câu tục ngữ, cha ông muốn nhắn nhủ con cháu biết lựa chọn môi trường và con người tốt để phát triển, tránh những môi trường và con người xấu để không lây nhiễm. Kinh nghiệm của cha ông để lại cho chúng ta đã được Chúa Giê-su dạy cho các môn đệ từ hơn hai ngàn năm trước: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê!”
Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Sự thật mất lòng”. Vì thế càng ngày người ta càng ngại nói sự thật, ngại nghe sự thật, ngại đón nhận sự thật và càng ngại sống và làm chứng cho sự thật vì sợ “mất lòng” người khác, sợ mất đi thể diện, thế giá, mất đi những quyền lợi trước mắt của mình.
“Một người làm quan cả họ được nhờ” Câu tục ngữ này đã ăn sâu tận đáy lòng mỗi người chúng ta từ rất lâu, và có lẽ chẳng mấy ai không biết đến câu tục ngữ này. Hôm nay, Huynh đoàn Giáo dân Đa-minh hạt Tứ Trùng mừng kính thánh Catharina Siena, Quan thầy đệ nhị của mình – ngài đã được làm “quan” trên Nước trời và không ngừng cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng ta.
Tục ngữ cao dao của người dân Việt luôn đề cao tấm lòng biết ơn : « Uống nước nhớ nguồn ; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ». Cũng vậy, đạo lý truyền thống của dân tộc Việt nam nhắc nhở mọi người về bài học làm người này cách cụ thể như : biết ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, biết ơn thầy cô dậy dỗ, biết ơn những tấm lòng quảng đại biết cảm thông và chia sẻ với những ai cần được giúp đỡ.
Quê hương, hai tiếng thật thân thương! Nó đi vào thơ ca tục ngữ của dân tộc. Không chỉ đi vào thơ ca mà nó còn gọi nhớ da diết những kỉ niệm của bao người con xa xứ. Quê hương thật thiêng liêng, gần gũi và ấm áp.