Càng đẹp thay cho hôm nay, ngày mai và trọn tương lai, thế hệ hậu sinh của các đấng ra đi truyền giáo và con cháu của các tiền nhân trung kiên giữ vững đức tin cứ vẫn tiếp tục cùng nhau tôn thờ và tạ ơn Thiên Chúa và cùng sống tình huynh đệ với nhau, vì chưng « Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người » (Ep 4, 5-6).
Ý truyền giáo của Đức Thánh cha trong tháng Mười một là cầu nguyện cho các mục tử của Giáo hội có một tình yêu thẳm sâu dành cho đoàn chiên mình, biết tận tâm đến đoàn chiên và làm mới lại niềm hy vọng của đoàn chiên. Hình mẫu mà các Giám mục và linh mục phải noi theo là chính Thầy Giê-su – Mục Tử Nhân Lành, vị Mục Tử không chỉ chăm sóc đàn chiên nhưng còn dấn mình ra đi tìm kiếm con chiên thất lạc.
Hôm qua, 18/10/2015, vào đúng Chúa nhật Truyền giáo, mọi thành phần trong giáo xứ Thánh Danh hợp cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và hàng ngàn giáo dân tham dự cùng dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn chân thành trong thánh lễ chính tiệc tuần chầu; đồng thời cùng nhau hướng về Chúa Giêsu Thánh thể để rồi kín múc nguồn tình yêu vô biên của Chúa và ra đi truyền giáo bằng chính đời sống đạo của mình trong thế giới hôm nay.
Louis Martin và Marie Zélie Guérin được tôn phong trong kỳ THĐGM về gia đình để đánh dấu tầm quan trọng của ông bà, những người cha, người mẹ trong việc truyền giao đức tin cho con cái mình với 9 người con gái, 4 người mất sớm, 5 người con tu dòng trong đó có chị Léonie (Sơ Francoise Therese, một nữ tu dòng Thăm Viếng. Hồ sơ phong Á Thánh đã được bắt đầu vào ngày 02/07/2015) và đặc biệt cô con gái út: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, quan thầy các nhà truyền giáo, tiến sĩ Hội Thánh - một trong những vị Thánh được tôn kính nhất hiện nay.
Thánh lễ mừng do Cha xứ Giuse Nguyễn Cao Huấn OP, chính xứ Khoái Đồng chủ tế, và cha phó xứ Nam Định, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội Phanxicô Xaviê Trần Truyền Giáo đồng tế, cùng với sự tham dự của các bạn sinh viên Công giáo thuộc các trường khác nằm trên địa bàn thành phố Nam Định.
Mỗi nhà thờ hay mỗi gia đình Công giáo đều có ảnh tượng Đức Mẹ. Thậm chí ngoài ảnh tượng Đức Mẹ được đặt trong nhà thờ, nhiều nơi còn có đài Đức Mẹ ở ngoài sân hay trên các núi đồi của các điểm truyền giáo nữa. Lịch Phụng vụ của Giáo Hội cũng có rất nhiều lễ trọng, lễ kính và lễ nhớ về Đức Mẹ. Một trong những ngày lễ rất đặc biệt kính Mẹ mà Giáo Hội cử hành hôm nay là lễ Mân Côi.
Đọc Tin Mừng hôm nay, chắc hẳn ai cũng sẽ cảm nghiệm được một niềm vui tỏa lan từ niềm vui của các môn đệ Đức Giêsu “Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở...”
Niềm vui đã ngập đầy khi Nhóm Bảy Hai được Thầy Giêsu chọn và trao cho sứ mạng ra đi. Niềm vui ấy đã đồng hành cùng các môn đệ trên nẻo đường truyền giáo. Sức mạnh Thầy Giêsu ban tặng đã nhân niềm vui lên nhiều bởi đến ma quỷ cũng phải khuất phục các ông.
Bài Tin Mừng hôm nay thật là ý nghĩa trong ngày chúng ta mừng kính thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, tiến sĩ Hội Thánh, bổn mạng các xứ truyền giáo. Thánh nhân đã trở nên một vị thánh và hơn thế nữa còn được Giáo Hội tôn phong là tiến sĩ Hội Thánh không phải vì những công to việc lớn, không phải bởi những đặc sủng siêu nhiên hay những công trình thần học vĩ đại nhưng chỉ bằng con đường thơ ấu thiêng liêng.
Cánh đồng truyền giáo nơi Giáo Hội miền Bắc hân hoan đón nhận những thợ gặt mới khi 16 tiến chức bước lên Bàn Thánh trong Thiên chức Linh mục và Phó tế thuộc hai Giáo Phận Hà Nội và Lạng Sơn.
Làm sao để Chúa Ki-tô sinh ra-lớn lên và triển nở trong tôi? Làm sao để có thể Loan Báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay, thiết tưởng ai nấy phải cùng Giáo hội:
Không ngừng làm một cuộc hoán cải nội tâm trong mục vụ truyền giáo. Vì thế, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói: “tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình”.
THÁNG BA
Ý chung: Cầu cho các gia đình đang gặp khó khăn, nhận được sự trợ giúp cần thiết và cho các trẻ em được lớn lên trong môi trường lành mạnh và an toàn.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu đang bị kỳ thị hoặc bị bách hại vì đức tin, được ơn sức mạnh và trung thành với Tin Mừng, nhờ lời cầu nguyện không ngừng của toàn thể Hội Thánh.
Đến đây, người viết muốn lặng mình chiêm ngắm chân dung của thánh Đaminh-một nhà truyền giáo lỗi lạc đã nói với Chúa thật nhiều, sống tương giao với Chúa thật sâu, và chiêm ngắm Chúa thật lâu, để mỗi ngày nên đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô. Để rồi ngài cũng hăng say nói về Chúa cho con người thời đại bằng lời rao giảng hùng hồn và đời sống chứng tá Tin mừng, trở nên ‘đuốc sáng soi trần gian’… Vì thế, ngài đã đưa dẫn được nhiều người bước vào cánh cửa Đức tin và hướng họ tìm về Đấng là Suối Nguồn Tình Yêu và cùng đích cuộc đời...
Thánh Đaminh (1170-1221) đã sống cách xa chúng ta hơn 800 năm, nhưng xem ra gương sáng và đời sống của ngài vẫn tỏa sáng và soi rọi cho chúng ta. Riêng đối với con dân Bùi Chu, tinh thần Đaminh vẫn luôn sáng ngời thể hiện qua lòng đạo sốt sắng, sầm uất, nhiệt thành; lòng sùng kính Đức Mẹ và yêu mến Kinh Mân Côi; tâm tình yêu mến và trung thành với Giáo hội… Tuy nhiên, thiết nghĩ tinh thần ấy cũng cần được bảo tồn và đào sâu thêm qua việc sống tương quan cá vị thân tình với Chúa, qua việc yêu mến Lời Chúa và chuyên chăm giáo lý, qua việc đẩy mạnh đời sống bác ái và chứng tá truyền giáo trong đời sống thường ngày.