Dập dịch bằng nền văn minh tình thương

Thứ bảy - 18/04/2020 05:59  1981
Đại dịch cúm Vũ Hán tính đến đầu giờ chiều nay, thứ Bảy, ngày 18/04 đã làm 2.205.597 người trên toàn thế giới bị nhiễm và tước đi 154.220 sinh mạng. Riêng Hoa Kỳ đã có 700.896 người bị nhiễm và 36.987 người tử vong. Trong khi đó ba nước phương Tây có số người bị thiệt mạng cao nhất được tính trung bình thì đã ở ngưỡng 20.000 cho mỗi nước: Ý đứng đầu với 22.745 người chết; Tây Ban Nha bám sát với 20.002 người tử vong và Pháp tính được 18.681 người chết.
 
00 00 corona soignants

Đại dịch lan tràn không biên giới, không loại trừ quốc gia hay vùng lãnh thổ, cũng chẳng phân biệt người giầu kẻ nghèo hay địa vị xã hội. Ngay cả đến Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thật tối tân của cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ, được biết đến với chuyến thăm Đà Nẵng mới đây nhất vào đầu tháng Ba 2020 cũng bị con vi rút tinh quái tấn công gây ra một trường hợp tử vong và hơn 500 quân nhân trong tổng số 4.000 đã bị lây nhiễm.

Trong khi các nước đang nỗ lực đối phó với nạn đại dịch hòng cho các sinh hoạt của cuộc sống sớm trở lại bình thường thì Nhật Bản được xem như quốc gia thành công trong việc phòng chống thì nạn dịch phải ứng phó trong lần quay trở lại lần thứ hai tại Hokkaido.

Như vậy, hiện nay diễn biến của đại dịch vẫn còn phức tạp và kéo theo nhiều hệ lụy. Lẽ đương nhiên là nền kinh tế của mỗi nước nói riêng và toàn thế giới nói chung đều bị ảnh hưởng cách tiêu cực. Các chuyên viên kinh tế dự báo cần đến hơn cả một năm để tính đến chuyện phục hồi.

Nỗ lực đẩy lui nạn đại dịch để bảo toàn sinh mạng và khôi phục cuộc sống cho người dân đều được các quốc gia tính đến. Tại Anh quốc, các người kinh doanh buôn bán trong thời kỳ này được chính phủ trợ giúp 80% thu nhập. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ 175 triệu người có thu nhập dưới 99 ngàn đô la một năm cũng nhận được trợ cấp từ chính phủ, cụ thể là những ai có thu nhập 75.000 đô la /năm, hoặc ít hơn thì các thành viên là người lớn trong gia đình sẽ nhận được 1.200 đô la /người và những ai dưới 17 tuổi thì được trợ giúp 500 đô la /người.

Trong khi các hãng xưởng chưa kịp phục hồi và chính phủ có quá nhiều gánh nặng để khắc phục hậu quả thì sự liên đới theo mọi cấp độ và nguyên tắc bổ trợ cần được áp dụng. Mỗi cá nhân, từng gia đình, và các hội đoàn cũng cần góp phần mình để giúp xã hội thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do đại dịch gây nên.

Đức Thánh Cha Phanxicô gọi nghĩa cử này là xây dựng một nền văn minh tình thương cho hết mọi người như là “một dân tộc duy nhất” để đối phó với nạn đại dịch cũng như sự đói kém và thiếu thốn lương thực vẫn tồn tại ngày nay : “ Chúng ta đừng sợ sống cách luân phiên nền văn minh tình thương, vốn là nền văn minh của niềm hy vọng, chống lại sự lo âu và nỗi sợ hãi, sự buồn chán và nỗi thất vọng, sự bị động và nỗi mệt mỏi”[1].

Cách cụ thể, ngài còn kêu gọi các nước giầu xóa nợ cho các nước nghèo, mà trong đó Pháp nổi lên như là nước đi tiên phong khi tổng thống Pháp đã ngỏ lời với quốc dân trên truyền hình hôm 13/04 vừa qua: “Chúng ta cũng phải có khả năng giúp các nước láng giềng châu Phi chống lại virus hiệu quả hơn, giúp họ về mặt kinh tế bằng cách xóa bỏ các khoản nợ của họ trên quy mô lớn. Chúng ta sẽ không bao giờ chiến thắng một mình […] Vì vậy, trong khi thế giới đang bị phân mảnh, không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta có trách nhiệm xây dựng tình liên đới mới và hợp tác ngay hôm nay”[2].

Cần xây dựng nền văn minh tình thương trên khắp Trái Đất giữa các quốc gia với nhau và giữa người với người. Việt Nam cũng có những nghĩa cử rất cao đẹp đối với các quốc gia khác, cụ thể là đối với Mỹ qua việc tạo điều kiện để hai doanh nghiệp Mỹ đặt tại Việt Nam chuyển 450 ngàn bộ quần áo bảo hộ y tế một cách nhanh chóng, và được chính tổng thống Donald Trump ngỏ lời cám ơn[3].

Trong khi đó, người Việt tại các nước mà mình đang cư ngụ cũng có những hành động bác ái tương tự là các cá nhân và doanh nghiệp đã huy động để tặng khẩu trang, một vật dụng cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh.

 
00 00 corona viet en allemagne

Đặc biệt, cả nước Anh cảm kích trước tấm gượng Đại úy Tom Moore, quân nhân thời Thế Chiến thứ hai, trong lần mừng sinh nhật thứ 100 của mình, đã vận động quyên góp được 17,9 triệu bảng Anh cho Bộ Y tế nước này trước nạn đại dịch bằng cách cố gắng đi bộ với khung nạng trong vườn nhà mình.
 

Không chỉ hiện nay trong thời đại dịch đang hoành hành trên toàn thế giới cũng như thời gian  sau đó trong việc khắc phục hậu quả đại dịch mà nhân loại cần đến thứ nền văn mình tình thương. Tuy nhiên, nền văn minh chất chứa niềm hy vọng này cần có ở mọi nơi mọi lúc để tất cả mọi người có thể chung tay, chung sức và chung lòng đẩy lui những bất hạnh, bạo lực và bất công ngõ hầu cuộc sống nhân loại và các mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng, và quốc gia thắm đượm tình bác ái, sự liên đới và tình huynh đệ mỗi ngày một hơn.

Tăng Kỳ Mục

 
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm57
  • Khách viếng thăm61
  • Hôm nay20,897
  • Tháng hiện tại998,284
  • Tổng lượt truy cập79,001,735
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây