Đức Thánh Cha Phanxicô bênh vực môi sinh

Chủ nhật - 27/09/2015 03:44  1366
Không có môi trường sống, chúng ta không thể tồn tại. Không bảo vệ môi trường, chúng ta không thể phát triển bền vững…

Bùi Chu, 27/09/2015 (gpbuichu.org) – Sáng thứ sáu, 25.09.2015, Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô đã đến viếng thăm và phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) - New York, Hoa Kỳ.
 

Vấn đề trước tiên được Ngài đề cập đến trong bài phát biểu tại hội nghị LHQ là việc bảo vệ môi trường sống.

ĐTC tuyên bố: “quyền môi trường” chân thực là quyền có thực, vì hai lý lẽ sau đây:

Thứ nhất, vì con người nhân bản chúng ta vốn là một phần của môi trường. Ta sống hiệp thông với nó, vì chính môi trường bao hàm các giới hạn đạo đức mà hoạt động của con người phải nhìn nhận và tôn trọng… chỉ có thể sinh tồn và phát triển nếu có môi trường sinh thái thuận lợi. Do đó, bất cứ hư hại nào làm cho môi trường, là làm cho nhân loại.

Thứ hai, vì mọi thụ tạo, nhất là sinh vật, đều có một giá trị nội tại, trong chính hiện hữu của nó, trong chính sự sống của nó, trong vẻ đẹp của nó và trong sự liên lập với các tạo vật khác của nó. Kitô hữu chúng tôi, cùng với các tôn giáo độc thần khác, tin rằng vũ trụ là hoa trái của một quyết định đầy yêu thương của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã cho phép con người một cách kính trọng được sử dụng tạo thế để gây ích cho đồng loại và cho vinh quang của Người; họ không được phép lạm dụng nó, càng không được hủy hoại nó. Trong mọi tôn giáo, môi trường luôn là sự thiện nền tảng.

 

 
Thật vậy, thuở ban đầu, Thiên Chúa đã tạo dựng và ban tặng cho chúng ta vũ trụ xinh đẹp này (x. St 1,27 - 28). Vũ trụ mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta, cụ thể là môi trường sống chung quanh chúng ta, đó là nền tảng của cuộc sống con người và sự phát triển kinh tế xã hội. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề mà toàn xã hội phải quan tâm, nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúng ta.

Nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên và khắc nghiệt, thiên tai bão lụt ngày càng diễn biến thất thường là những hậu quả của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, cùng với đó là dịch bệnh, đói nghèo, thiếu đất canh tác, suy giảm đa dạng sinh học… Không có môi trường sống, chúng ta không thể tồn tại. Không bảo vệ môi trường, chúng ta không thể phát triển bền vững. Chính vì vậy mà bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả chúng ta.

Sự lạm dụng và phá hủy môi trường, là những hành động gắn liền với tiến trình loại trừ không chặn đứng nổi. Thực vậy, lòng ham hố quyền bính và an sinh vật chất một cách ích kỷ và vô giới hạn đưa tới bao nhiêu lạm dụng các phương tiện vật chất hiện hữu đến độ loại trừ những người yếu thế và kém may mắn và tài năng.

Vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang là vấn đề mà mọi người cần quan tâm, đặc biệt các nhà khoa học, chính trị cũng như các vị lãnh đạo của các tôn giáo trên thế giới.

 

ĐTC Phanxicô - vị lãnh đạo của Giáo hội Công giáo toàn thế giới đã nhiều lần kêu gọi con người hãy bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất mà chúng ta đang sống. Cụ thể là vào đầu tháng 08.2015, ĐTC đã quyết định thành lập ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm Sóc Thụ Tạo. Ngày này sẽ được cử hành vào ngày 01 tháng 09 hằng năm.

Trong sứ điệp Video truyền đi trưa ngày 01.05.2015 vừa qua, trong buổi khai mạc cuộc triển lãm ở Milano, ĐTC đã nói với các quan chức của các nước trên thế giới rằng: dân chúng đang cần chấm dứt sự phá hoại trái đất, cần tìm ra những phương thế để bảo tồn và chia sẻ các tài nguyên của trái đất, nhất là để cung cấp lương thực cho người đói.

Mỗi người chúng ta hãy lắng nghe lời kêu mời của vị cha chung của Giáo Hội. Chúng ta hãy bảo vệ và chăm sóc môi trường sống mà Thiên Chúa đã tặng ban cho chúng ta vì: “Không có môi trường sống, chúng ta không thể tồn tại. Không bảo vệ môi trường, chúng ta không thể phát triển bền vững”.

Trong bài phát biểu tại trụ sở LHQ ngoài vấn đề bênh vực môi sinh, ĐTC còn cổ võ việc cải tổ LHQ, giải quyết các cuộc xung đột…

LHQ là một tổ chức quốc tế được năm 1945 thành lập nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Nước Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của tổ chức LHQ từ ngày 20 tháng 9 năm 1977.

 

LHQ hiện nay là một tổ chức liên chính phủ gồm 193 quốc gia thành viên và 2 nước quan sát viên là Tòa Thánh và Palestine. Tòa Thánh có đại diện tại đây từ 51 năm nay (1964). Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh là một vị TGM có cấp bậc sứ thần. Ngài có quyền tham gia các phiên họp của LHQ, có quyền lên tiếng nhưng không có quyền bỏ phiếu hoặc được bầu.

Tổng Thư ký LHQ là chức danh đứng đầu Ban Thư ký LHQ. Trong thực tế, Tổng thư ký cũng đồng thời là người phát ngôn của LHQ. Tổng thư kí LHQ đương nhiệm là Ban Ki-moon, người Hàn Quốc, ông là một tín hữu Công Giáo.

Tác giả: Nt: M. Ripsimina Bùi Thị Liễu fmsr

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm52
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay22,199
  • Tháng hiện tại999,586
  • Tổng lượt truy cập79,003,037
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây