Nạn di dân, trách nhiệm của châu Âu ?

Chủ nhật - 13/09/2015 11:36  1384
Bùi Chu, 13/09/2015 (gpbuichu.org) – Thời gian gần đây, làn sóng người nhập cư từ các nước châu Phi và châu Á đổ vào châu Âu ngày một đông đảo. Cũng đã có nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm tính mạng sau khi hàng ngàn di dân bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải do tàu của nhóm buôn người quá tải và không đủ tiêu chuẩn an toàn. Hiện tượng này đã làm cho các nhà chức trách sở tại buộc phải vào cuộc nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang có chiều hướng nan giải. Trong khi giới lãnh đạo Liên hiệp châu Âu muốn các nước thành viên san sẻ gánh nặng này, thì một số nước lại gia tăng kiểm soát nghiêm ngặt ở khu vực biên giới.
 
Chỉ đến khi những thường dân vô tội Syria buộc phải bỏ nhà cửa, quê hương và đất nước do cuộc chiến thảm khốc bị gặp muôn vàn gian nan thử thách trên đường trốn chạy tại đất khách quê người mà trong đó tiêu biểu là sự bỏ mạng của ba mẹ con bé trai 3 tuổi Aylan, thì tất cả mới nghiêm túc xem xét lại vấn đề.
 
Những người có nhu cầu giúp đỡ khẩn thiết bất kể họ là ai, theo tôn giáo nào, thuộc sắc tộc nào, già hay trẻ, nam hay nữ, cần phải được tất cả mọi người, mọi cộng đồng và mọi quốc gia quan tâm. Đó là trách nhiệm chung chứ không thể quy kết cho dân này nước nọ hay cộng đồng nào khác nữa.
 
Trở lại vấn đề di dân Syria, không thấy các nước lân cận gần gũi về địa lý, lại có những nét tương đồng về văn hóa, nhất là có chung niềm tin hồi giáo đứng ra nâng đỡ trong những khi gặp hoạn nạn như thế này. Trong khi đó, châu Âu vừa cách xa về địa lý, lại vừa là quốc gia với cội rễ kitô giáo lại bị chỉ trích là dửng dưng trước dòng người đổ dồn về châu lục này ngày một gia tăng. Mặc dù, Liên hiệp Châu Âu đã lên kế hoạch phân bổ con số di dân cho mỗi quốc gia thành viên, nhưng trước cuộc khủng hoảng này vẫn là một gánh nặng lớn cần được san sẻ mang tính toàn cầu.
 
Gần đây, một số quốc gia khác trên thế giới cũng đã lên tiếng đón tiếp người tị nạn đến từ Syria như Hoa Kỳ hay Australia... Nếu các quốc gia khác chẳng hạn như Nga, Trung Quốc, hoặc Việt Nam… vốn quan tâm đến vấn đề này cùng vào cuộc bằng cách sẵn sàng đón tiếp các gia đình tị nạn này thì cuộc khủng hoảng di dân Syria hiện nay không quá trầm trọng. Tất cả cùng lãnh trách nhiệm và hành động theo tính toàn cầu hóa thì mọi bế tắc hiện nay khác cũng sẽ có lối thoát với các giải pháp êm xuôi. Thiết tưởng, sức mạnh của đồng tâm hiệp lực cần phải được đề cao khắp nơi nơi trên toàn cõi địa cầu.
 
Tạ Ân Ban 
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập440
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm392
  • Hôm nay81,510
  • Tháng hiện tại742,103
  • Tổng lượt truy cập70,769,860
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây