Ý nghĩa biểu tượng của khung cảnh Giáng Sinh

Thứ sáu - 23/12/2022 20:32  404
Theo Tự sắc Dấu Chỉ Tuyệt Diệu của ĐTC Phanxicô

images 5Kể từ năm 1223, thánh Phanxicô Assisi lần đầu tiên bày trí cảnh Giáng Sinh theo Tin Mừng Luca (Lc 2,7) tại làng Greccio. Cho đến nay, cảnh Giáng Sinh đã trở nên rất quen thuộc với người Kitô hữu. Vào mỗi dịp lễ Giáng Sinh, ở khắp mọi nhà thờ, nơi làm việc, trên đường phố, thôn xóm…, người ta đều có phong tục bày trí cảnh Giáng Sinh. Với trí tưởng tượng, sự sáng tạo tuyệt vời kết hợp với những vật liệu đa dạng người ta đã tạo ra những kiệt tác cảnh Giáng Sinh tuyệt mỹ. Mỗi một cảnh Giáng Sinh dù to hay nhỏ nhiều hay ít nhân vật đều mang những ý nghĩa và sứ điệp riêng muốn truyền thông cho con người thời đại. Như ĐTC Phanxicô nói:  Việc mô tả sự ra đời của Chúa Giêsu tự nó là lời công bố đơn sơ và vui mừng về mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Để giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn khi đến thăm các hang đá Giáng Sinh, xin mọi người cùng tìm hiểu đôi chút về ý nghĩa của các biểu tượng trong khung cảnh Giáng Sinh.

Một bầu trời đầy sao được bao bọc trong bóng tối và sự im lặng màn đêm. Hình ảnh gợi lên cho chúng ta về tất cả khoảng thời gian chúng ta trải qua trong màn đêm của bóng tối. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Thiên Chúa cũng không bỏ rơi chúng ta. Sự gần gũi của Ngài mang lại sánh sáng và chỉ đường cho chúng ta đang sống trong bóng tối của khổ đau.

Những cảnh quan: thường là những tàn tích ngôi nhà cổ hoặc các tòa nhà, thay thế hang Bêlem và trở thành ngôi nhà cho Hài Nhi và Cha Mẹ Người. Những tàn tích này là dấu chỉ hữu hình của loài người sa ngã; của tất cả mọi thứ chắc chắn sẽ rơi vào cảnh hoang tàn và thất vọng. Do đó, hình ảnh tàn tích cho chúng ta biết Chúa Giêsu là sự mới mẻ của một thế giới già cỗi. Ngài đến để chữa lành, xây dựng lại, khôi phục thế giới và cuộc sống của chúng ta trở lại với vẻ đẹp huy hoàng ban đầu.

Những ngọn núi, dòng suối, những con cừu và các mục đồng trong cảnh Giáng Sinh. Hình ảnh này nhắc nhớ chúng ta rằng: như các ngôn sứ đã báo trước, tất cả mọi loài thọ tạo đều vui mừng khi Đấng Thiên Sai xuất hiện. Các thiên thần và ngôi sao dẫn đời là dấu hiệu cho thấy tất cả đều được gọi lên đường đến hang đá và thờ phượng Chúa. Các mục đồng cũng cho ta một bài học rất quan trọng. Không giống như bao người khác, bận rội nhiều thứ, các mục đồng trở thành người đầu tiên được đón nhận niềm vui trọng đại nhất trong tất cả. Chính người khiêm tốn và nghèo khổ là những người đầu tiên chào đón sự kiện Nhập Thể.

Những nhân vật biểu tượng: Thường chúng ta sẽ thêm vào cảnh Giáng Sinh các nhân vật biểu tượng. Có có thể là những người nghèo, người ăn xin; người thợ chăn cừu, người thợ rèn; người thợ làm bánh, người nghệ sĩ, người phụ nữ mang bình nước, những trẻ em vui đùa; người nông dân trồng cấy, say bột… Những nhân vật biểu tượng này thường không có mối liên hệ rõ ràng với các trình thuật Tin Mừng. Tuy nhiên những bổ sung tưởng tượng thêm này phản ánh thế giới mới được mạc khải bởi Chúa Giêsu có chỗ cho bất cứ điều gì là nhân bản và cho tất cả các tạo vật. Tất cả đều có quyền đến gần Chúa Giêsu Hài Đồng và niềm vui làm những việc bình thường bằng một tình yêu phi thường sẽ được sinh ra khi Chúa Giêsu đến chia sẻ cuộc sống thánh thiêng của Người với cuộc sống của chúng ta.

Hình ảnh Đức Maria và Thánh Giuse. Hình ảnh Đức Maria đang chiêm ngắm con mình và cho mọi người được thấy nhắc cho chúng ta suy gẫm về mầu nhiệm vĩ đại khi Chúa đến gõ cửa trái tim Mẹ. Nơi Mẹ chúng ta thấy Mẹ không chỉ giữ Hài Nhi cho riêng mình; nhưng mời gọi mọi người đón nhận Ngài với thái độ vâng phục đức tin. Bên cạnh là Thánh Giuse được mô tả cầm cây gầy trong tay hoặc một chiếc đèn. Ngài có vai trò quan trọng là bảo vệ Hài Nhi và Mẹ Thiên Chúa. Thánh Giuse luôn trân trọng trong lòng mầu nhiệm lớn lao trong tư cách là người đàn ông công chính, luôn tin tưởng vào Thánh ý Chúa và đem ra thực hành.

Cuối cùng, hình ảnh quan trọng nhất đó là hình Chúa Hài Đồng, hình ảnh sống động nhất của cảnh Giáng Sinh. Thiên Chúa xuất hiện như một đứa trẻ để chúng ta ôm trọn vòng tay mình. Bên dưới sự yếu đuối và mỏng manh, Thiên Chúa tiết lộ sức mạnh, sự khôn ngoan và tình yêu của Người. Khi gần lễ hiển linh, người ta đặt các bức tượng của ba vị đạo sĩ vào.  Đó là những người theo tiếng gọi ngôi sao lên đường đến Bê-lem gặp gỡ Hài Nhi và dâng những món quà vàng nhũ hương và mộc dược. Vàng biểu tượng vương quyền của Chúa Giêsu; nhữ hương là thiên tính của Người và mộc dược nói lên bản tính nhân loại của Người sẽ trải qua cái chết và sự chôn cất.

Đứng trước máng cỏ Giáng Sinh chúng ta được mời gọi suy gẫm về trách nhiệm của mỗi người Kitô hữu trong việc loan báo Tin Mừng. Mỗi người đều được mời gọi mang tin mừng này đến với tất cả mọi người bằng những việc làm thực tế đầy lòng thương xót. Sắp xếp cảnh Giáng Sinh như thế nào không quan trong: có thể giống nhau hoặc thay đổi từ năm này qua năm khác… Điều quan trọng là diễn tả cuộc sống của chúng ta. Dù trong hoàn cảnh nào, máng cỏ Giáng Sinh luôn nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã trở nên một trẻ thơ để làm cho chúng ta biết Ngài gần gũi với hết mọi người, bất kể tình trạng của họ thế nào.

Tác giả: Theophilo

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập246
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay70,557
  • Tháng hiện tại1,100,916
  • Tổng lượt truy cập71,128,673
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây