Hoài niệm trong thinh lặng

Thứ sáu - 24/03/2017 15:41  3245
Màn đêm buông xuống đồng nghĩa với việc mọi vật sẽ đi vào tĩnh mịch và lòng người với bao suy tư trầm mặc, với những lo âu trăn trở mà chẳng biết chia sẻ cùng ai? Đôi khi ta rất cần có một khoảng lặng trong cuộc sống cho riêng mình. Một khoảng lặng nhỏ bé để tự do trút bỏ hết mọi tâm trạng u buồn và hướng nhìn về cuộc sống phía trước. Một khoảng lặng để thả hồn cho gió cuốn đi, hay đơn giản chỉ để tìm lại chút gì đó cho riêng ta.
Suốt chiều dài nỗi nhớ, giữa thế giới của âm thanh vồn vã, ta vẫn đi tìm một “Khoảng lặng”, tự nhủ lòng hãy thưởng cho mình những khoảnh khắc không tên, những giây phút êm đềm sau ngày dài miệt mài. Nhưng... những giây phút đó có thực sự là thinh lặng?

Hay Ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn khác trong chính khoảng lặng đó! Trong thinh lặng ta đi về với bao trăn trở, nhớ thương của trái tim khắc khoải, và chợt nhận ra ta chẳng là gì, chỉ là hạt cát mong manh trong sa mạc cát mênh mông. Và cũng không có gì đảm bảo rằng sẽ nâng mình lên thành một ngôi sao, hay trở thành con người vĩ đại.

Thinh lặng giúp ta khám phá ra ngõ tối trong tâm hồn, để ta nghe được nhịp đập con tim, từng hơi thở, từng dòng suy nghĩ, và điều quan trọng hơn, thinh lặng giúp ta học biết lắng nghe. Thinh lặng để lắng nghe lời thì thầm nhắc nhở sống yêu thương. Yêu thương không chỉ là một cảm xúc ấm áp, đem lại cho ta sự dễ chịu nhưng đó còn là một giới răn. Làm sao ta có thể nghe được người khác nói nếu ta không ngừng phát biểu? Chúa Giêsu cũng khuyên các Tông đồ: “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6, 31). Tất nhiên, đọc lên thì thấy đó đơn giản chỉ là lời Thầy nhắc nhở các môn sinh rút lui vào nơi thanh vắng để nghỉ ngơi…

Suy ngẫm kỹ hơn, mới hiểu Thầy Giêsu muốn dạy các Tông đồ biết trong cuộc sống, yêu người  không có nghĩa là cứ cắm đầu làm việc, say mê đến quên mình nhưng cũng phải biết yêu và dành cho mình những phút nghỉ ngơi trong tĩnh lặng không chỉ để nghỉ ngơi, ăn uống… mà để cầu nguyện. Người biết, ta sẽ không thể cầu nguyện tốt được ở một nơi ồn ào. Do đó, không gian lặng sẽ giúp ta tìm được Thiên Chúa là Đấng yêu thương tạo dựng muôn loài.

Một mẫu gương thinh lặng đáng để ta noi theo đó là Thánh Giuse mà Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm trong tháng Ba này. Một con người trầm tĩnh và âm thầm khiêm nhu. Sự thinh lặng của Người là sự thinh lặng khiêm tốn, thánh thiện, một tâm hồn đắm mình trong cầu nguyện để nghe tiếng nói nhiệm mầu của Thiên Chúa dù cả trong những giấc chiêm bao hay khi khó khăn, bế tắc của cuộc sống.

Trong sự tĩnh lặng đó, Người đã cảm nhận sâu xa thân phận nghèo nàn bất xứng của mình trước sứ vụ cao cả Thiên Chúa trao cho. Điều đó đã giúp Ngài chấp nhận mọi khó nhọc xảy đến trong đời với lòng trông cậy phó thác. Ngài hy sinh trọn vẹn ý riêng để ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện. Thinh lặng giúp Ngài nhận ra ý Chúa và có sức mạnh để thực hiện lệnh truyền từ Trời. Thánh nhân xuất hiện cách âm thầm và rời đi cách lặng lẽ. Cả cuộc đời Ngài là một khoảng lặng. VàGiêsu lớn lên, nổi bật trong bầu trời tĩnh lặng của cha Giuse.

Tất cả chúng ta cũng nên tìm, học và dành cho mình những khoảng lặng để có thể kết hợp sâu xa, mật thiết với Đức Kitô. Xin Thánh Cả Giuse dạy chúng con cách sống âm thầm, khiêm nhu như chính người đã từng sống khi xưa.

Tập sinh, Đaminh Bùi Chu
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập494
  • Máy chủ tìm kiếm91
  • Khách viếng thăm403
  • Hôm nay40,719
  • Tháng hiện tại901,080
  • Tổng lượt truy cập78,904,531
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây