Hãy trở thành Tông đồ của lòng thương xót

Thứ hai - 04/04/2016 14:57  1497
2016-04-03 Vatican Radio
 
ĐTC Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ tại quảng trường thánh Phê-rô hôm Chúa Nhật (Chúa Nhật II Phục Sinh) nhân ngày lễ Lòng thương xót Chúa, ngài đã mời gọi các tín hữu hãy trở thành những tông đồ của lòng thương xót giữa đời.
 
Dưới đây là bản văn chi tiết:
 
 “Đức Giê-su đã làm rất nhiều những dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này”. (Ga 20,30). Tin Mừng là cuốn sách diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa, được đọc đi đọc lại, về mọi điều Chúa Giê-su đã nói và đã làm là một cách diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi điều đều được viết ra; Tin Mừng của lòng thương xót vẫn còn là một cuốn sách mở ngỏ, trong đó còn mang những dấu chứng của các tông đồ Chúa Ki-tô, chứa đựng những hành động cụ thể về tình yêu và những chứng tá tốt lành về lòng thương xót tiếp tục được viết ra. Tất cả chúng ta được mời gọi để trở nên những tác giả sống động của Tin Mừng, loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người trong thời đại mình. Chúng ta thực hành điều này qua việc thực thi lòng thương xót của Thiên Chúa bằng vật chất cũng như tinh thần, đó chính là những dấu chứng của đời sống Ki-tô hữu. Bằng những cử chỉ giản đơn và mang sức mạnh, thậm chí cả khi không thấy, chúng ta vẫn có thể đồng hành cùng những người khó khăn qua hành động mang tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đến với họ. Như vậy là chúng ta đang tiếp tục sứ mạng của Chúa Giê-su trong mùa Phục Sinh này, cũng như khi Chúa Phục Sinh đổ đầy vào trái tim sợ hãi của các môn đệ Ngài lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, mang Thánh Thần đến thứ tha tội lỗi và ban niềm vui cho họ.
 
Đồng thời, câu chuyện mà chúng ta vừa nghe diễn tả một sự tương phản rõ rệt (việc các môn đệ đang sợ hãi trước người Do-thái và sứ vụ Chúa Giê-su sai họ can đảm ra đi loan báo Tin Mừng): nói các khác, đó là sứ vụ của Chúa Giê-su - Ngài gửi họ vào trong thế giới để loan báo sứ điệp của lòng tha thứ. Sự tương phản này cũng hiện diện trong chúng ta, trải nghiệm này như là một sự đấu tranh nội tâm giữa một trái tim đóng kín và lời mời gọi của tình yêu hầu mở những cánh cửa đã bị đóng chặt do tội lỗi. Đó là một lời mời gọi sẽ giải phóng chúng ta thoát ra khỏi chính con người mình. Đức Ki-tô vì tình yêu mà Ngài đã bước qua những cánh cửa bị rào chắn do tội lỗi, sự chết và sức mạnh của tử thần, Ngài muốn bước vào tận trong cõi lòng mỗi người chúng ta để mở tung những cánh cửa cõi lòng chúng ta đang bị khóa chặt. Nhờ sự Phục sinh của mình, Chúa Giê-su đã chiến thắng nỗi sợ hãi đã giam hãm chúng ta, Ngài muốn mở tung những cánh cửa bị đóng chặt hầu cứu chúng ta thoát ra ngoài những căn phòng tăm tối ấy. Con đường mà Đấng Phục Sinh chỉ cho chúng ta duy chỉ có một con đường, chỉ có một định hướng: Đó là chúng ta phải ra khỏi chính mình để làm chứng cho quyền năng đang được chữa lành của tình yêu vốn đã chinh phục chúng ta. Chúng ta thấy rõ chính mình – bản tính con người thường dễ bị tổn thương và sợ hãi, một tính nhân loại mang những vết sẹo của nỗi đau thương và sự yếu đuối. Trước những tiếng kêu xin lòng thương xót và sự bình an cách thống thiết, Chúa Giê-su đã thúc đẩy chúng ta hãy can đảm: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21).
 
Trong biển lòng thương xót của Thiên Chúa, tất cả sự yếu đuối của chúng ta đều được chữa lành. Sự thực, lòng thương xót của Thiên Chúa không ở xa chúng ta: Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn tìm kiếm để gặp gỡ tất cả mọi hình thái của nghèo đói và giải phóng trần gian này khỏi mọi hình thức nô lệ. Lòng thương xót khao khát chạm đến nỗi đau của tất cả nhân loại, để chữa lành họ. Hãy trở thành những tông đồ của lòng thương xót, nghĩa là hãy chạm và làm dịu những vết thương mà thời đại ngày nay gây tổn thương cho thân xác cũng như linh hồn của anh chị em chúng ta. Để chữa lành những vết thương đau này, chúng ta hãy đoan hứa với Đức Giê-su, chúng ta hãy làm cho Ngài hiện diện và sống động; chúng ta hãy để cho tha nhân chạm được vào lòng thương xót của Thiên Chúa, để có thể nhận ra Ngài là “Chúa và là Thiên Chúa” (Ga 20,28), như ông Tô-ma đã chạm vào Thầy mình. Đây là sứ mệnh mà Ngài tin tưởng chúng ta. Như vậy nhiều người sẽ được nghe biết và được hiểu. Tin Mừng của lòng thương xót sẽ được loan báo và được viết ra trong đời sống thường ngày của chúng ta, tìm kiếm mọi người với sự kiên nhẫn và trái tim rộng mở giống như “người Samaritano nhân hậu” – người đã thầm lặng cảm thông trước nỗi đau của anh chị em chúng ta. Tin Mừng của lòng thương xót đòi hỏi nơi người tôi tớ niềm hoan hỷ và sự rộng lượng, yêu thương tha nhân cách vô vị lợi mà không mong được đền đáp.
 
“Bình an cho anh em!” (Ga 20,21) là lời Chúa Giê-su chào các tông đồ; sự bình an như thế này cũng đang đón đợi mỗi người chúng ta hôm nay. Đó không phải là một sự bình an mang tính thương lượng, sự bình an đó không thiếu vắng sự xung đột: Đó chính là sự bình an của Đức Ki-tô, sự bình an đến từ cõi lòng của Đấng Phục Sinh, sự bình an đánh bại tội lỗi, sợ hãi và sự chết. Đó là một sự bình an không chia rẽ nhưng mang lại sự hiệp nhất; đó là một sự bình an không bỏ rơi chúng ta nhưng làm cho chúng ta được yêu thương; đó là một sự bình an kiên tâm trong nỗi đau và niềm hy vọng có thể trổ sinh hoa trái. Sự bình an này được sinh ra vào ngày Phục sinh với sự tha thứ của Thiên Chúa làm dịu những trái tim lo âu của chúng ta. Hãy trở thành những người mang bình an của Ngài: Đây là sứ mệnh mà Đức Giê-su đã tin tưởng và ủy thác cho Giáo hội vào ngày Phục sinh. Trong Đức Ki-tô, chúng ta được sinh ra và trở thành những dụng cụ của sự tái hòa giải, mang lòng nhân hậu khoan dung của Thiên Chúa đến cho mọi người, biểu lộ dung mạo tình yêu của Ngài qua những hành động cụ thể của lòng thương xót.  
 
Trong lời Thánh vịnh chúng ta được nghe những lời này: “Tình yêu của Người thiên thu vạn đại” (Tv 117/118,2). Sự thực, lòng thương xót của Thiên Chúa đến muôn ngàn đời; lòng thương xót đó không bao giờ chấm dứt, lòng thương xót của Ngài không bao giờ cạn, không bao giờ từ bỏ khi phải đối mặt với những cánh cửa khép kín, và không bao giờ mệt mỏi. Tính đời đời của lòng thương xót giúp chúng ta tìm thấy sức mạnh mỗi khi gặp thử thách và yếu đuối vì chúng ta được đảm bảo rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Ngài vẫn ở với chúng ta đến muôn đời. Chúng ta hãy cảm tạ ngài vì tình yêu vĩ đại này. Chúng ta hãy xin ân sủng của Thiên Chúa gìn giữ để không bao giờ mệt mỏi kín múc từ giếng lòng thương xót của Ngài và mang lòng thương xót đó cho trần gian: Chúng ta hãy cầu xin rằng chúng ta đã được xót thương quá nhiều, và chúng ta hãy trải rộng Tin Mừng đi khắp mọi nơi.

Tác giả: Giuse Đỗ QC chuyển ngữ

Nguồn tin: News.va

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập245
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm217
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại916,843
  • Tổng lượt truy cập78,920,294
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây