Bài giảng CN 3 Phục Sinh B
Lc 24, 35 – 48
Chúa Phục Sinh là nền tảng đức tin của người Ki-tô hữu. Trong tuần bát nhật và tuần hai mùa phục sinh vừa qua, chúng ta được nghe các bài đọc Lời Chúa nói về những dấu chỉ chứng minh Chúa đã sống lại: như ngôi mộ trống, những lần Chúa Phục Sinh hiện ra với một số phụ nữ và các môn đệ. Thế rồi, suốt hơn hai ngàn năm qua, đã có biết bao người đã từ bỏ mọi sự, đã sống và chết để làm chứng cho niềm tin này. Trong ít phút ngắn ngủi, con xin được tập trung vào câu cuối cùng của bài Tin mừng là lời trăn trối, dặn dò các môn đệ của Chúa Phục Sinh: Chính anh em là chứng nhân về những điều này.
Chính anh em là chứng nhân cho niềm tin vào Chúa Giêsu, Ngài đã bị bắt, bị tra tấn, bị sỉ nhục, vác thánh giá, bị đóng đinh vào thập giá, bị lưỡi giáo đâm vào cạnh sườn, đã chết và đã sống lại. Vấn đề đặt ra là, chúng ta làm chứng như thế nào, để cho con người thời đại hôm nay tin vào Chúa Phục sinh đây? Chúng ta vẫn tự hào, hãnh diện tôi là người tin vào Chúa, nhưng nhiều khi cuộc sống của tôi lại đi ngược lại với niềm tin ấy, chưa diễn tả được điều cốt lõi của niềm vui Phục sinh của Chúa. Nhất là các bạn trẻ, là con em, cháu chắt của quý cụ ông bà anh chị em. Nhiều người chưa trưởng thành trong suy nghĩ, lời nói và việc làm. Nhiều người không làm chủ bản thân, a dua theo chúng bạn làm điều xấu, chạy theo thần tượng, đánh mất cái mình Là, không nghĩ đến tương lai, đánh mất cái mình Là. Nhiều người chồng, người cha, người gia trưởng, sống thiếu trách nhiệm, không nghĩ đến tương lai của mình, của gia đình, của vợ con. để lao vào tệ nạn xã hội. Đây là thực trạng xã hội nói chung, chứ không riêng gì công giáo. Đức Giáo Hoàng Phanxico mời gọi: Anh chị em hãy làm chứng nhân cho Chúa Phục Sinh trong môi trường sống của mình, bằng việc sống thật với những gì mình là: Là người và Là Kitô hữu. Chúng ta hãy nói thật lòng với nhau, cho dù sự thật đó khó nghe, khó chấp nhận. Nếu con cái góp ý đúng, hợp tình, hợp lý, hợp ý Thiên Chúa, anh chị em nên đón nhận. Điều đó thật sự không dễ dàng. Mày biết gì, trứng khôn hơn rận.
Làm chứng bằng lời nói thôi thì chưa đủ, chúng ta cần minh chứng bằng việc làm cụ thể. Điều này có nghĩa là ngôn hành phải hợp nhất, hình thức bên ngoài phải đi đôi với tâm tình bên trong. Ví dụ: Bố nói với con: Bình, An, mặc quần áo đi lễ. Trong khi bố ở nhà xem ti vi, chơi game qua điện thoại. Bố nói: Bình, An, đọc kinh tối con trong khi bố vào phòng ngủ, hoặc sang nhà hàng xóm uống rượu, chơi cờ, tán gẫu... Một người bố với gương tối om như thế thì không thể giới thiệu Chúa cho con cái được.
Để giới thiệu Chúa cho người khác, chúng ta cần phải lắng nghe, ghi nhớ và thực thi lời Chúa dạy. Có như thế, chúng ta mới có thể loan truyền Tin mừng phục sinh, chia sẻ niềm hy vọng và làm chứng nhân của Phục sinh cho người khác như lời mời gọi của Chúa: Chính anh em là chứng nhân về những điều này. Amen.