Những tiến triển của thế kỷ 14 và 15

Chủ nhật - 20/09/2015 12:02  2399
1. Thời khủng hoảng
 
Nhìn chung, đang lúc có sự cân bằng, thì gặp phải tình trạng bi đát thế kỷ 14 và 15. Giáo Hội rơi vào khủng hoảng lớn, mà người ta có lẽ tin rằng sắp sụp đổ. Đây không phải là nơi để phân tích điều này, nhưng ít ra phải nêu lên một vài điều gây hậu quả trong lãnh vực thiêng liêng.
 
Trước hết đời sống xã hội trở nên khó khăn hơn, ít là một vài mặt và ở một số quốc gia. Pháp là nước mạnh nhất của Tây phương, bị tàn phá bởi chiến tranh 100 Năm. Một trật tự như Cluny sẽ không bao giờ lấy lại được. Hệ thống bệnh viện bị phá phách khắp nơi. Nước Ý bị xâu xé bởi hàng loạt các cuộc chiến vùng miền. Nước Đức có những thời kỳ lộn xộn. Đại dịch hạch năm 1348 giết chết một phần ba dân châu Âu, và còn hơn nữa ở một số nơi, tạo nên một chấn thương thật sự, sau đó còn tới 15 đợt dịch hạch giữa những năm 1348 đến 1500. Về phía mình, cơ cấu Giáo Hội đi vào thời kỳ bất ổn trầm trọng. Ly giáo lớn Tây phương (1378-1417) tạo ra sự bê bối khủng khiếp, làm suy yếu niềm tin vào Giáo Hội và đặc biệt vào Đức Thánh Cha. Nhân sự của Tòa thánh bị chống đối mạnh mẽ, cũng như là cách Đức Thánh cha quản lý Giáo Hội, hoặc vào thời các giáo hoàng ở Avignon, trong hoặc sau ly giáo. Không phải là không có những lý do. Một cách chung, hệ thống xã hội và chính trị tận dụng những khó khăn nội bộ của Giáo Hội để chiếm đoạt tài sản. Như vậy, qua chế độ có quyền hưởng lộc, các linh mục được các hoàng tử phong chức và không phải là các đan sĩ. Những tài sản của các đan viện bị giáo dân chiếm đoạt. Các tu viện, khi không còn được cai quản, sẽ đi xuống dốc. Điều này cũng xảy ra tại các tòa giám mục và ngay cả các giáo xứ. Nhưng hậu quả còn trầm trọng hơn, nhân sự Giáo Hội giảm đáng kể về chất lượng ở mọi cấp độ. Chính các dòng hành khất cũng rơi vào khủng hoảng. Các tu sĩ Phan sinh dao động giữa việc chống lại sự hỗn loạn của Giáo Hội nhân danh nhà thần bí đặc biệt của họ (thánh Phanxicô) với thói trưởng giả. Các tu sĩ Đaminh thì mất nhựa sống. Dù không nên mở rộng, hoàn cảnh cũng tai hại đến cuối thế kỷ 15.
 
Tiến triển thần học không làm cho mọi sự dễ dàng. Vào thế kỷ 13, và cả đầu thế kỷ 14, với Dun Scot (+1308), thần học gắn liền với đời sống thiêng liêng. Thế giới đại học một khi phát triển như một thực thể tự tại, nó tách rời và có thể dễ dàng tạo ra những hình thức ý thức hệ. Có sự thành công của triết học và thần học duy danh (ngược với thực tại thuyết), khởi sướng bởi tu sĩ phan sinh Guillaume d'Occam (1288-1348).
 
Hậu quả của những tiến triển này là gì trong đời sống thiêng liêng của dân ki-tô giáo? Có lẽ là tương quan với sự chết đã thay đổi. Người ta đã đánh mất niềm tin đẹp đẽ vào các thời trước và sự lo lắng nào đó nảy sinh. Điều đó chứng tỏ qua việc cầu xin cho các linh hồn ở luyện ngục và việc dùng ân xá có những khía cạnh gây lo sợ. Lời cầu nguyện và các ân xá như bị vật chất hóa. Chúng không còn là một hành vi yêu thương, nhưng là một thứ phải làm để tự động đem lại kết quả. Câu hỏi về ơn cứu độ rất quan trọng : tôi có được cứu không ? Tôi sẽ vào hỏa ngục ? Tại sao ? Bầu khí nặng nề. Đôi khi người ta tin vào sự bao la của tận cùng thế giới. Thế nhưng, chắc chắn không nên khoác lác. Chúng ta biết rõ đời sống tôn giáo ở Domrémy, làng quê của Jeanne d'Arc đầu thế kỷ 15. Hoàn toàn lành mạnh, như đời sống thiêng liêng của chính Jeanne d'Arc, lành mạnh và sâu xa. Chắc chắn có nhiều Domrémy ở châu Âu vào thời kỳ đó.
 
2. Những phản ứng
 
Thật ra, không nên đưa nhiều sắc thái vào cái vừa nói. Các miền vùng không xảy ra giống nhau. Các vương quốc nhỏ của Tây Ban Nha chẳng hạn không tham gia mạnh vào phong trào này. Như thế, họ vẫn tốt lành. Nhưng tiến triển chung dường như rõ ràng. Vả lại, tiến triển đó gợi lên những phản ứng khác nhau. Thần học trở nên phức tạp hơn, và kể cả không hiểu, một phản ứng xảy ra chống lại kinh viện với phong trào nhân ái. Ngang qua đó những xáo trộn của những người chuyên có tư duy, phong trào này muốn tìm lại sức sống tận căn. Chủ nghĩa nhân đạo chứa đựng một phần quan trọng của việc trở về Kinh Thánh và Giáo Phụ. Nhưng tương quan của nó với thế giới Cổ Đại thế tục không bao giờ thống lãnh được. Trong vũ trụ của những hình thức như trong nhân chủng học, đôi khi nhắm đến việc cho con người một cái nhìn lạc quan đến độ thoát khỏi tội lỗi. Như vậy lại rơi vào một thứ tân Pélage (Pélagianisme: thuyết liên quan đến ân sủng và tội nguyên tổ). Cũng còn có những phản ứng nội bộ Giáo Hội. Những phản ứng đó rất sinh động và có chiều hướng của phong trào cải cách. Cải cách của Giáo Hội dần dần trở thành từ ngữ chủ đạo. Các trật tự tôn giáo thế là có những cái mới. Nơi anh em Phan sinh, có hướng phát triển, trở nên thống trị suốt đầu thế kỷ 16. Có lẽ lên tới 32.000 thành viên. Xuất hiện những vị thánh Bernardin de Sienne (1380-1444), thánh Jean de Capistran (1386-1456), thánh Jacques de la Marche (1394-1476). Những "dòng" mới được thành lập, sinh ra từ các Dòng lớn và có sự tự lập tương đối, như các đan tu Clara Colettines (Tây Ban Nha) do thánh Colette de Corbie (1381-1447) lập. Với các tu sĩ Đaminh, đặc biệt ở Ý, có phong trào cải cách xung quanh Toscane, do ảnh hưởng của thánh dòng ba, Catarina de Sienna (1347-1380), mà đời sống thiêng liêng phản ánh tình yêu bao la của Đức Ki-tô, của các linh hồn và của Giáo Hội. Thánh Antonin, tổng giám mục Florence (1389-1459), là một trong những gương mặt nổi tiếng của thời cải cách này và Fra Angelico (1387-1455) cũng ở trong số đó.
 
Những phong trào canh tân đan tu có những ảnh hưởng. Các tu viện cải cách trở thành những nơi sốt sắng. Không thể đếm được con số các thánh và chân phước, đặc biệt là Phan sinh và Đaminh. Đó là những nhà tu đức dấn thân. Họ muốn ý tưởng của họ được phổ biến trong xã hội thời đó. Đối diện với sự yếu đuối của Giáo Hội, người ta thấy nền tu đức của Giáo Hội phát triển đáng ghi nhận. Không thể cải cách Giáo Hội mà không biết và không yêu. Đó là trường hợp của những nhà giảng thuyết lớn mà chúng ta vừa nói đến, hay như tu sĩ Đaminh xứ Ca-ta-lăng : Vinh sơn Ferrier (1350-1419), người đã đi khắp châu Âu để kêu gọi trở lại và sám hối. Đó cũng là trường hợp của các nhà thần bí như thánh nữ Brigitte Thụy Điển (1303-1373) và nhất là thánh Catarina de Sienna. Đối diện với khủng hoảng này, Giáo Hội nhận thấy sự phát triển nhờ các nhà tu đức. Người ta cũng có thể kể ra Jean Gerson (1363-1429), giám đốc đại học Paris, trong đó những cách làm của ngài khác hẳn với những nhân vật nói trên, nhưng ngài cố gắng có cái nhìn cân bằng và yêu Giáo Hội thời đó và những nhu cầu của Giáo Hội.
 
Nếu Gerson là người khôn ngoan, đa số các thánh của thời đó là những ngôn sứ mà đôi khi họ đã đi tới tinh thần mạnh mẽ. Họ có thể tự cho mình là như thế vì tình yêu Đức Ki-tô ở trong họ. Cho nên, họ mang cái gì đó về mặt tu đức. Thánh Bernardin de Sienna đã phổ biến việc tôn sùng danh Chúa Giêsu. Phải hiểu việc tôn sùng này dưới ánh sáng của ý nghĩa Kinh Thánh của danh tánh. Biết danh của một ai, như là hiểu người ấy, nắm bắt được, thiết lập tương quan với người ấy. Thánh nữ Brigitte Thụy Điển, mang một chút truyền thống của các nữ đan tu Helfa, đã viết những Mạc khải vừa được linh hứng bởi kinh nghiệm riêng vừa bởi văn hóa của thời đại. Được đọc nhiều, những Mạc khải này đã gợi hứng cho nghệ thuật cuối thời Trung Cổ.
 
Về phần mình, thánh Catarina Sienna là một trong những nhà tu đức lớn nhất của thời đại và của cả lịch sử Giáo Hội. Cuốn  Đối Thoại của ngài là một trong những khảo luận tu đức hay nhất được soạn ra. Nó được xếp vào số sách kiến thức về Chân lý và Khôn ngoan của tinh thần Đaminh. Chúa Cha đã nói với thánh nữ : "Hỡi con, hãy biết rằng Ta là Đấng hiện hữu và con là người không hiện hữu". Đời sống linh hồn, như thế là biết Chúa và tự biết dưới ánh sáng đức tin vững mạnh và rõ ràng. Đức tin khích lệ mọi người, sinh ra các nhân đức, khơi dậy tình Chúa và tha nhân. Đặc biệt can đảm bảo vệ Giáo Hội. Ai tin cậy vào Chúa thì người đó có thể : "Như Chúa nói với chị : Nghĩ đến Ta, Ta sẽ nghĩ đến con". Chúa cũng nói : "Hãy lấy mồ hôi, nước mắt con, hãy đổ chúng vào nguồn bác ái thiên linh của Ta và cùng với chúng, hiệp thông với các tôi tớ khác của Ta, lau mặt hiền thê của Ta. Ta hứa với con rằng phương thuốc này đem lại vẻ đẹp cho Giáo Hội." Như vậy, cuốn Đối thoại là cuốn sách của phẩm chất đức tin hiếm có, qua tình yêu Giáo Hội của thánh nữ và qua khát vọng hiểu biết sâu xa nhất, trong đó thần học liên kết với kinh nghiệm. Đó cũng là nhân chứng khí chất của lửa, của tâm hồn khỏe khoắn kinh ngạc.
 
Như vậy, viện cải cách của các tu sĩ Phan sinh và Đaminh tiếp tục, mỗi dòng theo cách của mình, giới thiệu Chúa Giêsu vừa là người và là Chúa, như con đường cho đời sống thiêng liêng. Về phía các tu đức truyền thống, dù được canh tân, một trường phái thần bí khá khác nhau, luôn phát triển. Đó là các thầy Rhéno-Flamands.
 
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập179
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay36,347
  • Tháng hiện tại472,848
  • Tổng lượt truy cập70,500,605
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây