Đời sống thiêng liêng ki-tô giáo đến thế kỷ 14

Thứ sáu - 28/08/2015 08:31  2248
1. Một dân gồm các tín hữu
 
Không dễ thiết lập một tổng hợp giá trị đời sống thiêng liêng của dân ki-tô thời Trung Cổ. Ngoài ra, những bận tâm ổn định lương tâm đôi khi che khuất tranh luận. Đơn giản chúng ta ghi nhận một con số lớn : năm 1400, châu Âu tây phương gồm 237 nhóm tu sĩ với 10.400 nhà. Vì vậy, hệ thống đan tu không hoàn toàn hoạt động độc lập. Hệ thống đó luôn luôn kín múc từ cuộc sống và thậm chí từ sự sống còn của cộng đồng tín hữu và ngược lại. Việc tạo ra và duy trì hoạt động như vậy, là tổng hợp đáng kể các dòng tu đem lại sự tồn tại của một nền tảng ki-tô tích cực. Thêm vào đó, trong lãnh thổ nước Pháp hiện nay có hơn 38.000 nhà thờ giáo xứ được xây dựng thời đó, không tính các nhà thờ chính tòa, các nhà nguyện đủ loại, các bệnh viện. Việc xây dựng và gìn giữ các cơ sở này là một trong những công trình lớn nhất của lịch sử nhân loại. Không thể có nếu không có động cơ mạnh và vững chắc. Một thành phố thời trung cổ phủ đầy các cơ sở tôn giáo đủ loại, trên đường phố, người ta gặp các đan sĩ và giáo sĩ, không gian vang lên âm thanh của tiếng chuông loan báo kinh nguyện và các lễ nghi khác nhau. Thời khắc nhịp nhàng bởi các ngày lễ về Chúa, Đức Mẹ và các thánh. Văn hóa bình dân, văn hóa của những người ưu tú không thể được tìm hiểu nếu người ta không biết ki-tô giáo : tất cả được chìm ngập trong đó.
 
2. Mức độ đức tin
 
Vấn đề là biết mức độ thực sự của đức tin là gì, nếu dám đặt ra câu hỏi. Trong lãnh vực này, mọi đánh giá theo định nghĩa là rất khó, nếu không nói là không thể. Nhưng ngay từ bây giờ người ta có thể loại trừ những ý tưởng sai lầm và cũng không thiếu khi biên tập lịch sử : Thời Trung cổ không còn là thời kỳ của chính sách ngu dân và mê tín mà là thời kỳ của hoàn thiện lý tưởng. Khung cảnh chung là ki-tô giáo, ngoại trừ một vài nơi không hoàn toàn ki-tô giáo hóa hay bị ảnh hưởng bởi phái catha hoặc bởi phái của Pierre Valdo. Có thể đề cập vấn đề khi tự hỏi các dân biết gì về đức tin của họ. Mức độ này thay đổi không thể tranh cãi được. Vào thế kỷ thứ 7, những đòi hỏi trong lãnh vực này thật nghiêm túc, như đối với các dự tòng, cuốn sách về việc hiểu phép rửa của tác giả Ildefonse de Tolède (+667) xác định những đòi hỏi đó. Mọi thứ phụ thuộc phần lớn vào chất lượng đời sống Giáo Hội và việc giảng dạy của Giáo Hội. Phẩm chất hàng giáo sĩ, ít tiến bộ vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10, sau đó được cải thiện. Vào thời đế chế carolingien (do Pépin le Bref lập, thế kỷ 8 đến 10) và sau đó, việc giảng dạy dân chúng đã nhấn mạnh đến luân lý và phụng vụ. Tôn giáo nội tâm hóa và thiêng liêng hóa, Đức Ki-tô có một vị trí hơn nữa. Các kinh sĩ và các dòng hành khất đã mang lại giá trị của việc giảng dạy và giáo huấn. Nghệ thuật tranh icône vừa là phương tiện chuyển tải vừa là nhân chứng cho sự tiến bộ này. Một thời gian lâu không tái diễn Đức Ki-tô trên thập giá. Khi làm được, thì chỉ ra Ngài như một vị đang ngủ hay như một Đấng đã chết theo cách của đế chế Byzantin. Ở C-hartres, vào thế kỷ 12, Thiên Chúa được ám chỉ thật sự đã chết. Đó là một bước tiến trong sự hiển biết tính chân thật của Nhập thể. Những giảng dạy của Giáo Hội được công chúng đón nhận. Thời gian trôi qua, Giáo Hội ngày càng đề cao vai trò quan trọng của giáo dân. Trước hết họ được coi như bậc thấp hơn hàng giáo sĩ và nhất là đan sĩ. Vào thế kỷ 13, nếu không phải là trước đây, vai trò của họ được hiểu hơn, đặc biệt trong lãnh vực gia đình và công việc.
 
Trong xã hội kiểu thứ bậc, người ta luôn tham chiếu tầng lớp cao hơn để có luật sống, đời sống thiêng liêng của những người được tuyển chọn là quan trọng. Đời sống này dễ nắm bắt hơn là đời sống của dân chúng. Giáo Hội nhấn mạnh nhiều đến sám hối của những giáo dân mang trách nhiệm. Những khảo luật giáo dục dành cho họ không thiếu. Họ cố gắng mang lại tính đạo đức cho nghề sản xuất vũ khí khi đề nghị sống mẫu mực của sacer heros (anh hùng được thánh hiến), miles christi (chiến sĩ của Đức Ki-tô). Thế giới quí tộc cũng được biến đổi bởi cái nhìn mới. Bên cạnh những người ưu tú của xã hội, gần như khắp nơi người ta thấy những phần tử ưu tú tâm linh. Vào thời kỳ mérovingien (tên của vua Mérovée, triều đại thống trị nhiều nước Pháp, Bỉ, một phần Đức và Thụy Sĩ từ thế kỷ thứ 5 đến giữa thế kỷ thứ 8), có những hối nhân sống trong khu vực nhà thờ và đan viện, sống đặc biệt khắc khổ. Từ thế kỷ 13, có các dòng ba xuất phát từ các dòng hành khất. Đặc biệt là văn chương tu đức dành cho giáo dân nở rộ từ thế kỷ 13 đã nói với họ rồi : những gương sáng, sách vở về các tội, vv. Từ thế kỷ 13, cũng có những nhóm hối nhân được lập ra, một trong những nhóm nổi tiếng được lập ở Avignon năm 1260. Cùng thời đó, môt số giáo dân, nam và nữ quyết định rút lui vào sống cầu nguyện và làm việc mà không trở thành tu sĩ và không rời khỏi thành phố, sống trong các nhà nhỏ, qui tụ trong các khu đặc biệt. Đó là phong trào những người trùm khăn đến từ các nước Bắc Âu : Bỉ và Hà Lan ngày nay. Có hàng trăm người tham gia. Phong trào này tạo ra những cuộc thần bí lớn. Càng ngạc nhiên hơn nữa là hiện tượng các ẩn cư, và nhất là phái nữ, họ sống biệt lập tuyệt đối, trong một ngôi nhà nhỏ gắn với một nhà thờ, được nuôi ăn nhờ bái ái của mọi người. Tại Rôma, năm 1320, có tới 260 người như vậy. Sau cùng, cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng vai trò của giáo dân trong các cộng đoàn tiếp đón khách, nhiều người dâng hiến đời mình cho việc phục vụ các bệnh nhân và du khách. Rất thường xuyên các cộng đoàn này có cả hai : nam và nữ, và trong nhiều trường hợp một phụ nữ điều hành. Đời sống thiêng liêng sâu xa nhất như vậy không chỉ là việc của các tu sĩ. Nó được mở rộng trong thế giới của giáo dân, không hoài nghi từ thế kỷ 12 và 13, nhưng chắc chắn cũng có cả trước đó nữa.
 
3. Cầu nguyện
 
Để thâm nhập vào đời sống thiêng liêng của một thời kỳ, cũng cần phải biết việc cầu nguyện của thời đó. Qua cầu nguyện, người ta có cảm nhận chạm đến Trời, đi lên cao. Niềm tin này bám sâu vào thế giới trung cổ. Người ta cho rằng các thánh rất gần gũi, là bạn chúng ta và là trung gian, vì vậy rất quan trọng cầu xin họ trong mọi dịp. Các tên riêng, các địa danh, đôi khi đến cả tên các phòng trọ, thường là tên các thánh. Người ta đánh dấu các sự kiện theo ngày lễ của các ngài. Trong một đất nước như nước Pháp, một phương thế đánh dấu ngày tạo ra các làng là tìm hiểu các làng đó từ sử liệu các thánh, tức là tên các thánh của chính các làng hay của các xứ có liên quan gì tới làng hay xứ.
 
Các thánh được Giáo Hội nhìn nhận, chứ không phải nhìn nhận cách ngẫu nhiên. Giáo Hội vừa nhìn nhận việc tôn kính bình dân và cần đưa ra những mẫu gương. Từ thế kỷ 12 việc điều tra theo luật trước khi phong thánh được tiến hành. Giáo Hội khích lệ việc tôn kính các thánh sáng lập các Giáo Hội địa phương. Đó là cách chúc phúc cho mảnh đất, sở hữu cách nào đó, nhân danh Thiên Chúa. Giáo Hội cũng khích lệ việc tôn kính các vua và các hoàng tử. Thật vậy, những người quyền lực là mẫu gương của các dân. Người ta có khuynh hướng noi gương họ. Một vua thánh thiện sinh ra một dân có niềm tin. Trong thế giới thánh thiện này, tự bản chất các đan sĩ chiếm một vị trí ưu tiên. Họ là Giáo Hội trên Trời đã hiện diện ở trần gian. Từ thế kỷ 12, các mẫu gương mới xuất hiện, với những vị thánh lớn noi gương Chúa Ki-tô. Vào thế kỷ thứ 14 và 15, cũng là những lần phong thánh cho các nhà thần bí và giảng thuyết của dân chúng có phong cách ngôn sứ.
 
Nhưng việc tôn kính mạnh mẽ nhất của thời Trung cổ là tôn kính Đức Mẹ. Việc này đã biến đổi tu đức công giáo và cái nhìn về người phụ nữ. Quả vậy, nhờ tiếng "vâng" mà ơn cứu độ đã đến, con người lý tưởng là một phụ nữ. Việc tôn kính Mẹ Maria đã phát triển vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Sau công đồng Êphêsô 431, người ta đã xây dựng tại Rôma một vương cung thánh đường Đức Bà Cả nguy nga tráng lệ để tôn vinh Mẹ Maria. Mẹ không được yêu mến trong thế giới hy lạp, dù tiến trình hơi khác một chút. Ở Đông phương, người ta chiêm ngưỡng Mẹ Maria hơn trong vinh quang của Mẹ, vinh quang loan báo Đức Ki-tô trở lại. Ở Tây phương, đây là người Mẹ yêu mến, gần gũi mỗi người trong hành trình dương thế. Ảnh tượng Tây phương, trước tiên rất được gợi hứng bởi ảnh tượng thời Byzance, dần dần đi theo chiều hướng riêng. Trong phụng vụ, các ngày lễ về Đức Mẹ mừng theo từng địa phương. Sự phát triển gắn với việc giải thích thần học mầu nhiệm Cứu độ. Cũng có một số lớn các lời kinh riêng.
 
Trong lãnh vực này, mỗi thế kỷ đánh dấu một sự tiến bộ. Vào thế kỷ 12, việc tôn kính Mẹ Maria có một bước tiến rất ý nghĩa, đặc biệt nhờ các tu sĩ dòng Xitô. Việc nhận tước hiệu dâng kính cho Đức Mẹ các nhà thờ chính tòa tỏ rõ điều này, và qua biểu tượng điêu khắc, đặc biệt các cửa chính : "Ngay lối vào, các cửa chính đã trình bày giáo lý đón tiếp. Các tín hữu đi từ một thế giới bên ngoài để vào trong sự thân mật với Giáo Hội, với Đức Mẹ Maria, để được đào tạo, giáo dục, dẫn dắt đến bàn thờ, Thánh Thể, hiệp thông với Thiên Chúa[1]". Rõ ràng Đức Maria có một vị trí đặc biệt trong thế giới của sự thánh thiện. Mẹ không chỉ là mẫu mực. Mẹ là mẹ có tương quan yêu thương với mỗi ki-tô hữu để hướng dẫn và hỗ trợ. Không cầu xin với Mẹ Maria, nhà hài kịch Dante nói thay thánh Bernard trong vở hài kịch thần linh, có lẽ như một ai đó chúng ta bay mà không có cánh. Tình yêu mang đến cho Mẹ được diễn tả đặc biệt bằng tiếp Pháp "Notre Dame" (tức là Bà của lòng tôi, người yêu dấu của tôi) để nói về Mẹ. Những diễn tả tình Mẹ trong phụng vụ, nghệ thuật, văn chương, thần học nhiều đến mức mà người ta khó có thể thống kê. Nhưng quan trọng là hiểu rằng Mẹ không thể được nhìn nhận độc lập với Con của Mẹ. Mẹ dẫn đến Chúa. Việc tôn kính Mẹ như thế có thể đảm bảo một chức năng cân bằng đối với việc tôn kính các thánh đôi khi quá mức.
 
Sau cùng, việc tôn sùng Thánh Thể được đặt vào trung tâm tôn giáo. Thật vậy, người ta ngày càng ý thức về sự hiện diện hữu hiệu, đích thực của Chúa Giêsu trong Mình Thánh. Từ Liège vào thế kỷ 13 có một phong trào Thánh Thể dựa vào những mạc khải của thánh nữ Julienne du Mont-Cornillon và về phép lạ Thánh Thể tại Bolsena (phía Bắc cách Rôma hơn 100 km, năm 1262). Đến năm 1264 lễ Mình Thánh Chúa được thành lập do Đức Ubanô IV, cựu tổng phó tế Liège. Lễ này kèm theo một nghi thức như người ta nói, nhờ thánh Tôma Aquinô, gồm những chú giải và phụng vụ, đặc biệt có các cuộc rước long trọng. Lễ Mình Thánh Chúa dần dần lan rộng trong thế kỷ 14. Ngoài ra, trong thánh lễ, theo đề nghị của dân chúng, trước hết tại nhà thờ Đức Bà Paris, linh mục có thói quen đưa Mình Thánh Chúa sau khi thánh hóa : nâng lên cao.
 
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010

 

[1] Theodore KOEHLER, "Maria (Thánh Mẫu)", trong Từ điển tu đức, tập 10, cột 450.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập103
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay22,716
  • Tháng hiện tại1,000,103
  • Tổng lượt truy cập79,003,554
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây