LỊCH SỬ TU ĐỨC KITÔ GIÁO
CHƯƠNG II. Đời sống tu đức thời Trung Cổ (TK 8 -15)
(Phần tiếp theo)
VIII. Tu đức phúc âm hóa : các tu sĩ Đaminh
Điều các tu sĩ Đaminh, cũng là các anh em giảng thuyết, mang đến thật quan trọng mà những hình thức rất khác nhau.
1. Thánh Đaminh (1170-1221)
Các tu sĩ Đaminh gắn nguồn gốc của họ với thánh Đaminh. Ngài là kinh sĩ nhà thờ chính tòa Osma ở Tây Ban Nha, khi đến miền Trung nước Pháp, ngài bức xúc về sự lan tràn của phái catha. Đó là một cú sốc thực sự với ngài : "Từ đó, ngài bắt đầu cảm nhận sự băn khoăn của lòng trắc ẩn từ trái tim đối với vô số linh hồn bị rơi vào nỗi khổ của lầm lạc". Để soi sáng cho các linh hồn này, ngài đã quyết định dấn thân rao giảng tin mừng. Ngài ở miền Trung nước Pháp từ 1206 đến 1215, với can đảm phi thường, ngài lập ra một nhóm nhỏ các giảng thuyết viên và qui tụ ở tu viện Prouilhe, một số thiếu nữ catha trở lại. Năm 1215, ngài đến Rôma, và Đức Thánh Cha Innocente III đã cho phép ngài lập ra một dòng tu chuyên giảng thuyết. Cũng như các tu sĩ phan sinh, một sự nở rộ lạ lùng. Đaminh còn sống thêm 6 năm nữa và đã lập ra 60 tu viện thời kỳ này. Dòng có những vị bề trên tiên khởi, giống như Cluny, là các thánh và là những người cai quản[1]. Ngài lập ra các sở rất mau lẹ và rất hài hòa. Đầu thế kỷ 14, đã có tới 550 nhà.
Thánh Bernard như là vị lang quân đối với Đức Ki-tô. Phanxicô Assidi đã sống sự hiệp nhất với ngài, điều này diễn tả nhất là qua sự bắt chước đời sống nghèo khó và khiêm tốn của thánh nhân. Đaminh thì mặc lấy tinh thần bác ái mục tử của Đức Ki-tô, tình yêu đối với mọi người bị hư mất trong lầm lạc và phải đưa ánh sáng đến cho họ. Đaminh đã xin và đạt được "bí ẩn của bác ái huynh đệ có hiệu quả cho ơn cứu độ con người". Tại Fanjeaux, gần Carcassonne, ngài đã thiết lập trung tâm hoạt động, ngài đã thức tám đêm trắng để cầu nguyện cho các anh em, ngài nói và thậm chí kêu lên rằng : "Lạy Chúa, xin thương dân này. Các tội nhân sẽ ra sao?" Tiếng kêu này xuyên suốt đời sống Đaminh. Ngài được liên kết như Phanxicô với Đức Ki-tô, nhưng đoàn sủng của ngài khác tận căn. Ngài hoàn toàn chọn hình thức truyền giáo, hướng ngoại. Trong các điều luật của Dòng, có lời viết : "Người ta phải biết Dòng của chúng tôi, ngay từ đầu, được thiết lập theo lối đặc thù để rao giảng và cứu rỗi các linh hồn, việc học hỏi của chúng tôi, trên nguyên tắc là phải tích cực lấy sức mạnh để có khả năng đem lại ích lợi cho linh hồn tha nhân." Như vậy, là tu sĩ Đaminh nghĩa là không thể chấp nhận để bóng tối thắng được ánh sáng và đức tin được đem đến cho mọi người trong sự tôn trọng và trong tình yêu, nhưng cũng rành mạch và sáng sủa.
2. Tu đức Đaminh
Tu đức Đaminh bắt đầu bằng chiêm niệm về Đức Ki-tô. Người ta chỉ cho cái mình có : "Truyền cái mình đã chiệm niệm", đó là lời thánh Tôma Aquinô. Tu đức cũng gồm một phần chủ yếu của học hành. Cần phải nói cách nghiêm túc và tinh thông để cho mỗi người có cái họ cần. Như thế, các anh em phải học hỏi "ngày đêm, trong nhà, trên đường", đó là luật. Như vậy, Dòng là mang tính cách huynh đệ giảng dạy. Mỗi tu viện là một trường học đồng thời cũng là một trung tâm giảng dạy. Tại một số tu viện, hoạt động thậm chí như các trung tâm đại học, với việc giảng dạy và các phương tiện (thư viện, sao chép, thư ký) gắn với sứ mạng này.
Nhưng không chỉ phải truyền đạt sự hiểu biết : rao giảng sự Khôn ngoan, tức là Thiên Chúa được biết đến, được nhận thức, trong chính Ngài và các công trình của Ngài. Như vậy một tu viện trong đó đời sống tu đức không phải là trước nhất thì nó nằm ngoài ơn gọi của Dòng. Tất cả được tác động bởi tình yêu Thiên Chúa, tình yêu và nhiệt thành với các linh hồn. Việc tìm kiếm chân lý này đem lại cho Dòng một hướng đi, một hướng rõ ràng, thẳng thắn, thái độ quyết định, cũng như sự khiết tịnh, thanh khiết tình bạn và tin tưởng hỗ tương của các thành viên, và cũng nghèo khó trong và cả ngoài. Cho nên, thánh Đaminh muốn anh em giảng thuyết là một Dòng hành khất.
Để đạt tới kết quả này, Dòng được tổ chức dựa trên luật thánh Âu tinh, có thích ứng. Đây chính là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, việc phúc âm hóa trực tiếp là mục đích đầu tiên của Dòng tu. Như các dòng ở Prémontré, và còn hơn nữa, các tu viện Đaminh tổ chức hệ thống theo vùng. Các nhà được lập tại các thành phố. Lớn hơn các nhà của Phan sinh. Mỗi tu viện nằm ở một vùng theo sự phân chia, được trao cho một nhà giảng thuyết đặc biệt nói tiếng bản xứ. Như vậy, họ tới làng mạc và thành thị để mang Lời Chúa đến. Trong một xã hội khá ổn định, việc các vị giảng thuyết này đến tạo thành một sự kiện và thường đem lại hoa trái có thể thấy. Hàng trăm sinh viên vào Dòng ngay từ mới nhập đại học. Họ thấy tại đó một phương thế kết hợp giữa đức tin và khoa học. Như vậy, Dòng Đaminh đánh dấu thời điểm quan trọng trong sự kết hợp giữa sự tìm kiếm của con người về phương diện chân lý, khoa học và đức tin ki-tô giáo.
Phan sinh và Đaminh không là đại diện duy nhất cho phong trào khất thực. Hai dòng rất quan trọng, nhưng sau đó, cần phải kể đến các nhóm ẩn tu : Các-men (100 tu viện vào đầu thế kỷ 14) và các ẩn sĩ thánh Âu tinh, gọi chung là các tu sĩ Âu tinh. Hai dòng này có sự phát triển đáng kinh ngạc : 2000 nhà, 30.000 anh em vào thế kỷ 14.
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010
[1] Chân phước Jourdain de Saxe (+1237), thánh Raymond de Penafort (+1240), Jean le Teutonique (+1252), chân phước Humbert de Romans (+1277).