VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 35
Chúa Nhật XXIV Thường Niên B
TIN MỪNG (Mc 8,27-35)
27 Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" 28 Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó." 29 Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phê-rô trả lời: "Thầy là Đấng Ki-tô." 30 Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. 32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. 33 Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."
34 Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. 35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Download File PowerPoint tại đây I. HÌNH
1. Tìm 3 điểm khác nhau giữa 2 hình trên?
II. TRẮC NGHIỆM
2. Dân chúng nói Đức Giêsu là ai? (Mc 8,28)
a. Gioan Tẩy Giả
b. Êlia
c. Một ngôn sứ
d. Tất cả những ý trên
3. Vị tông đồ nào đã trả lời: " Thầy là Đấng Kitô" liền sau đó bị Đức Giêsu mắng: "Xa tan"? (Mc 8,29.33)
a. Ông Phêrô
b. Ông Gioan
c. Ông Tôma
d. Ông Anrê
4. Đức Giêsu nói: "Ai muốn theo tôi phải từ bỏ cái gì để vác thập giá mình mà theo? (Mc 8,34)
a. Tiền tài
b. Danh vọng
c. Nhà cửa, cha mẹ, vợ con
d. Chính mình
III. GIẢI Ô CHỮ
5. Ô chữ hàng dọc là gì?
Những gợi ý hàng ngang
1. gọi những người nào cùng với các môn đệ?
2. Đức Giêsu nói: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình vác cái gì mà theo"?
3. "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một danh xưng nào."?
4. Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, cấp lãnh đạo nào cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại?
5. Ngoài các thượng tế và các kinh sư thì còn có những người thuộc cấp lãnh đạo nào làm cho Đức Giê su phải đau khổ và phải chết?
6. Câu chuyện Tin Mừng hôm nay (Mc 8,27-35) xảy ra ở vùng nào?
7. Đức Giêsu mắng ông Phêrô là gì?
8. Ai muốn cứu cái gì của mình thì sẽ mất, còn ai liều mất nó vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được nó?
IV. GIÁO LÝ
6. Kinh Tạ Ơn là gì?
ĐÁP ÁN
VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 34
Chúa Nhật XXIII Thường Niên B
(Mc 7,31-37)
I. HÌNH
1. Khác nhau: (1) hòn đá dưới chân ghế; (2) hình 2 thiếu một người; (3) tóc của người đứng gần Chúa và người bệnh nhân.
II. TRẮC NGHIỆM
2d; 3d; 4b
III. GIẢI Ô CHỮ
5. Ô chữ cần tìm là: HÃY MỞ RA
IV. GIÁO LÝ
1. 6. Tại sao chủ tế lại rửa tay cuối phần Dâng lễ ?
Dù không được coi là quan trọng trong thánh lễ, nghi thức này không thiếu ý nghĩa sâu sắc.
Rửa tay trước khi làm một việc gì cần sự sạch sẽ đặc biệt, đó là chuyện tự nhiên. Vì thế bạn không nên ngạc nhiên khi thấy vị chủ tế rửa tay, để chuẩn bị cầm bánh và rượu sẽ được truyền phép để trở nên Mình và Máu Chúa Kitô.
Nghi thức rửa tay đã có từ thế kỷ thứ IV. Vào thời kỳ này, người ta còn đem đến cho vị chủ tế không những bánh và rượu để được truyền phép, mà cả những sản phẩm cần dùng khác để các thầy phó tế phân phát cho người nghèo sau thánh lễ.
Hơn nữa, việc rửa tay cũng cần thiết sau khi chủ tế xông hương lễ phẩm và bàn thờ (nghi thức xông hương muốn nói lên rằng lễ phẩm và lời cầu nguyện của Giáo Hội cũng ví như hương trầm bay lên trước nhan thánh Chúa).
Tuy nhiên ngay từ đầu, nghi thức rửa tay luôn có một ý nghĩa thiêng liêng, đó là dấu hiệu của việc thanh tẩy trong tâm hồn, vì nước là dấu chỉ của sự thanh tẩy.
Khi rửa tay, vị chủ tế đọc lời Thánh vịnh 50, câu 4 : "Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con đã phạm, xin Ngài thanh tẩy".
Cho dù mọi tín hữu có thể thông dự vào việc thanh tẩy này, nghi thức rửa tay chỉ dành riêng cho chủ tế, vì người ta hiểu rằng, trong chốc lát, vị chủ tế sẽ hành tác nhân danh Chúa Kitô.
Ghi chú: Thể lệ tham gia VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH (mỗi tuần 1 số):
Thành phần: gồm tất cả các em thiếu nhi 14 tuổi trở xuống thuộc các giáo xứ trong giáo phận Bùi Chu
Bài dự thi:
- Phải đề rõ tên thánh, họ và tên gọi, năm sinh, thuộc giáo họ/giáo xứ, địa chỉ và số điện thoại (nếu có)
- Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trên và
- Gửi bài dự thi về địa chỉ josbuituyen@yahoo.co.uk hay josbuituyen@gmail.com hoặc gửi tin nhắn (SMS) về số Đt: 0917 673017 sớm nhất. Hạn chót nhận bài hết ngày Chúa nhật hàng tuần.
Giải thưởng: sẽ được gửi về qua các cha xứ vào dịp tĩnh tâm tháng lẻ
- Giải nhất: 100 000 VNĐ
- Giải nhì: 60 000 VNĐ
- Giải ba: 40 000 VNĐ