VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 38
Chúa Nhật XXVII Thường Niên B
TIN MỪNG (Mc 10,2-16)
2 Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng: "Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?" Họ hỏi thế là để thử Người. 3 Người đáp: " Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều gì?" 4 Họ trả lời: "Ông Mô-sê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ." 5 Đức Giê-su nói với họ: "Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê mới viết điều răn đó cho các ông. 6 Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; 7 vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, 8 và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. 9 Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly." 10 Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy. 11 Người nói: "Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; 12 và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình."
13 Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng. 14 Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. 15 Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào." 16 Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng. Download File PowerPoint tại đây I. HÌNH
1. Tìm 3 điểm khác nhau giữa 2 hình trên?
II. TRẮC NGHIỆM
2. Vì sao ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ? (Mc 10,5)
a. Vì các ông cứng lòng
b. Vì các ông lòng chai dạ đá
c. Vì các ông muốn lấy vợ khác
d. Tất cả các ý trên
3. Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có gì? (Mc 10,6)
a. Linh hồn
b. Giới tính
c. Nam và nữ
d. Tất cả các ý trên
4. Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn của ai? (Mc 10,15)
a. Người nghèo khó
b. Trẻ em
c. Người khôn ngoan
d. Tất cả các ý trên
III. GIẢI Ô CHỮ
5. Ô chữ hàng dọc là gì?
Những gợi ý hàng ngang
1. Ông Môsê đã cho phép viết cái gì mà rẫy vợ?
2. Đức Giêsu ôm lấy các em nhỏ và đặt tay làm gì cho chúng?
3. Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được làm sao?
4. Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội gì đối với vợ mình?
5. Ông Môsê đã ... ... viết giấy ly dị mà rẫy vợ?
6. Ai đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ?
7. Ông Môsê đã ... ... các ông điều gì?
8. Thiên Chúa đã làm nên gì có nam có nữ?
9. Vì sao ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ?
10. Thời điểm nào của công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ?
11. Người nào sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình?
IV. GIÁO LÝ
6. Nghi thức chủ tế bẻ bánh có ý nghĩa gì?
ĐÁP ÁN
VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 37
Chúa Nhật XXVI Thường Niên B
(Mc 9,38-43.45.47-48)
I. HÌNH
1. Khác nhau: (1) con gà; (2) cửa sổ ngôi nhà; (3) chiều cao của ngôi nhà cao tầng.
II. TRẮC NGHIỆM
2a; 3d; 4b
III. GIẢI Ô CHỮ
5. Ô chữ cần tìm là: HOÀN THIỆN
IV. GIÁO LÝ
6. Nghi thức "chúc bình an" có ý nghĩa như thế nào?
Nghi thức chúc bình an trước tiên có một ý nghĩa thiêng liêng. Thánh lễ là nơi mà tất cả tín hữu khám phá và nhận ra mình là con cái của cùng một Cha, do đó tất cả là anh chị em với nhau. Nói lên điều đó không thôi thì chưa đủ, cần phải được thể hiện cụ thể. Cử chỉ chúc và trao bình an là một trong những dấu hiệu đẹp nhất, qua đó chúng ta biểu lộ rằng chúng ta là con cùng một Cha.
Việc chúc bình an đòi hỏi một sự cố gắng lớn, bởi vì cử chỉ này đòi hỏi mỗi người ra khỏi cái tôi chật hẹp của mình và coi người khác như là người mà ta phải tôn trọng và yêu thương. Trong một vài trường hợp, để chúc bình an một cách thật lòng, chúng ta cần phải tha thứ trong lòng trước đã, người mà chúng ta sắp đưa tay chúc bình an. Việc này không dễ dàng gì !
Việc chúc bình an được đặt trước phần rước lễ. Điều đó bình thường thôi, bởi vì làm sao chúng ta có thể đến gần Chúa Kitô và nói rằng chúng ta yêu mến Người, trong khi chúng ta từ chối hướng mặt về người anh chị em đang ở bên cạnh chúng ta ? "Kẻ nào không yêu mến anh chị em mà mình xem thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà mình không xem thấy được" (1 Gioan 4, 20).
Như thế, chia sẻ với người bên cạnh một nắm tay, hôn bình an hoặc cúi đầu chúc bình an (tùy theo phong tục của mỗi dân tộc) không phải là cử chỉ xã giao, lịch sự, mà là dấu chỉ hiệp thông trong sự bình an và tình yêu thương nhau. Và sự bình an này do Chúa Kitô ban tặng ("Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em"). Thật vậy, Chúa Kitô đã phán : "Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng" (Gioan 14, 27). Do đó, sự bình an này rộng lớn hơn những gì con tim chúng ta có thể chứa đựng được, cũng như rộng lớn hơn những gì bàn tay chúng ta có thể truyền đạt được.
Ghi chú: Thể lệ tham gia VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH (mỗi tuần 1 số):
Thành phần: gồm tất cả các em thiếu nhi 14 tuổi trở xuống thuộc các giáo xứ trong giáo phận Bùi Chu
Bài dự thi:
- Phải đề rõ tên thánh, họ và tên gọi, năm sinh, thuộc giáo họ/giáo xứ, địa chỉ và số điện thoại (nếu có)
- Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trên và
- Gửi bài dự thi về địa chỉ josbuituyen@yahoo.co.uk hay josbuituyen@gmail.com hoặc gửi tin nhắn (SMS) về số Đt: 0917 673017 sớm nhất. Hạn chót nhận bài hết ngày Chúa nhật hàng tuần.
Giải thưởng: sẽ được gửi về qua các cha xứ vào dịp tĩnh tâm tháng lẻ
- Giải nhất: 100 000 VNĐ
- Giải nhì: 60 000 VNĐ
- Giải ba: 40 000 VNĐ