VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 39
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B
TIN MỪNG (Mc 10,17-27)
17 Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" 18 Đức Giê-su đáp: "Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. 19 Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ." 20 Anh ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ." 21 Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi." 22 Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
23 Đức Giê-su rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: "Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!" 24 Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: "Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! 25 Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." 26 Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: "Thế thì ai có thể được cứu?" 27 Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: "Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được." Download File PowerPoint tại đây I. HÌNH
1. Tìm 3 điểm khác nhau giữa 2 hình trên?
II. TRẮC NGHIỆM
2. Tại sao người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay lại sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi? (Mc 10,22)
a. Vì anh ta không đủ điều kiện
b. Vì anh ta có nhiều của cải
c. Vì anh ta không muốn từ bỏ
d. Tất cả các ý trên
3. Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào đâu? (Mc 10,25)
a. Thiên đàng
b. Hỏa ngục
c. Nước Thiên Chúa
d. Tất cả các ý trên
4. Người thanh niên trong Tin Mừng hôm nay đã tuân giữ các giới răn từ khi nào? (Mc 10,20)
a. Thuở nhỏ
b. Trẻ con
c. Niên thiếu
d. Tất cả các ý trên
III. GIẢI Ô CHỮ
5. Ô chữ hàng dọc là gì?
Những gợi ý hàng ngang
1. Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một cái gì trên trời?
2. Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng ở đâu?
3. Đức Giêsu ... ... nhìn chung quanh?
4. Một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và nói: "Thưa Thầy gì?
5. Loài động vật nào chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa?
6. Anh thanh niên hỏi Đức Giêsu: tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm cái gì?
7. Chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai và chớ làm gì?
8. Hãy thờ cha và làm gì nữa?
IV. GIÁO LÝ
6. Tại sao chủ tế bỏ một miếng bánh thánh nhỏ vào chén thánh?
ĐÁP ÁN
VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 38
Chúa Nhật XXVII Thường Niên B
(Mc 10,2-16)
I. HÌNH
1. Khác nhau: (1) chấm trắng; (2) cổ áo của người nữ; (3) chân của người nam đứng trước Chúa.
II. TRẮC NGHIỆM
2b; 3c; 4b
III. GIẢI Ô CHỮ
5. Ô chữ cần tìm là: LUẬT HÔN NHÂN
IV. GIÁO LÝ
6. Nghi thức chủ tế bẻ bánh có ý nghĩa gì?
Nghi thức bẻ bánh lập lại cử chỉ của Chúa Kitô trong bữa Tiệc Ly: "Người cầm lấy bánh, bẻ ra và trao cho các môn đệ". Vào thời các Tông đồ, thánh lễ được gọi là việc "bẻ bánh". Thánh Phaolô giải thích: "Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao? Vì có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần vào một tấm bánh" (1 Cor 10, 16-17).
Cử chỉ bẻ bánh thể hiện rõ ràng giá trị và tầm quan trọng của dấu hiệu hiệp nhất của mọi người trong cùng một tấm bánh, và của dấu hiệu yêu thương trong việc mọi người cùng chia với nhau tấm bánh duy nhất.
Ngày xưa, nghi thức bẻ bánh chiếm nhiều thời gian vì phải chia sẻ bánh thánh cho tất cả cộng đoàn. Ngày nay, vì những lý do mục vụ (số người rước lễ đông chẳng hạn), người ta thường sử dụng những bánh lễ nhỏ cho giáo dân và một bánh lễ lớn cho linh mục. Ngài chỉ bẻ bánh lớn này mà thôi. Do đó nghi thức bẻ bánh có thể khó nhận ra được, nhưng vẫn luôn giữ được ý nghĩa sâu sắc của nó.
GIẢI THƯỞNG
Giải nhất: Maria Phan Thị Thùy Linh, sinh 08/10/2004, tại Giáo xứ Hồng Quang
Ghi chú: Thể lệ tham gia VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH (mỗi tuần 1 số):
Thành phần: gồm tất cả các em thiếu nhi 14 tuổi trở xuống thuộc các giáo xứ trong giáo phận Bùi Chu
Bài dự thi:
- Phải đề rõ tên thánh, họ và tên gọi, năm sinh, thuộc giáo họ/giáo xứ, địa chỉ và số điện thoại (nếu có)
- Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trên và
- Gửi bài dự thi về địa chỉ josbuituyen@yahoo.co.uk hay josbuituyen@gmail.com hoặc gửi tin nhắn (SMS) về số Đt: 0917 673017 sớm nhất. Hạn chót nhận bài hết ngày Chúa nhật hàng tuần.
Giải thưởng: sẽ được gửi về qua các cha xứ vào dịp tĩnh tâm tháng lẻ
- Giải nhất: 100 000 VNĐ
- Giải nhì: 60 000 VNĐ
- Giải ba: 40 000 VNĐ