Vui học Giáo Lý và Thánh Kinh số 40

Thứ ba - 13/10/2015 10:09  1474
VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 40
Chúa Nhật XXIX Thường Niên B

TIN MỪNG (Mc 10,35-45)
35 Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." 36 Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" 37 Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." 38 Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" 39 Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. 40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."
41 Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. 42 Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; 44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."


Download File PowerPoint tại đây
Download File Word tại đây

I. HÌNH
 

1.     Tìm 3 điểm khác nhau giữa 2 hình trên?

II. TRẮC NGHIỆM
2.     Hai người con của ông Dê-bê-đê là: (Mc 10,35)
a.     An-rê và Phê-rô
b.     Gio-an và Gia-cô-bê
c.      An-rê và Gia-cô-bê
d.     Phê-rô và Gio-an
 
3.     Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm gì? (Mc 10,44)
a.     Phục vụ anh em
b.     Cai quản anh em
c.      Đầy tớ mọi người
d.     Tất cả các ý trên
 
4.     Con Người đến không phải để được gì? (Mc 10,45)
a.     Phục vụ
b.     Yêu mến
c.      Chăm sóc
d.     Tất cả các ý trên

III. GIẢI Ô CHỮ
5.     Ô chữ hàng dọc là gì?

 

Những gợi ý hàng ngang
1. Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và ... ... sống làm giá chuộc muôn người?
2. Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được gì?
3. Tên của vị tông đồ là con của ông Dê-bê-đê?
4. Việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng ai đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được?
5. Những người được coi là gì của các dân thì dùng uy mà thống trị dân?
6. Tên của vị tông đồ là con của ông Dê-bê-đê?
7. Con Người đến hiến mạng sống như thế nào để chuộc muôn người?
8. Những người như thế nào thì lấy quyền mà cai quản dân?
9. Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm gì mọi người
10. Các anh có ... nổi chén Thầy sắp ... không?

IV. GIÁO LÝ
6.     Tại sao phải dùng bánh không men trong thánh lễ ?
 

 
ĐÁP ÁN
VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 39
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B
(Mc 10,17-27)

I. HÌNH
 

1. Khác nhau: (1) tai của người Chúa đặt tay trên vai; (2) nếp nhăn trên tay áo của Chúa; (3) chân của người đứng cạnh người áo đen.

II. TRẮC NGHIỆM
2b; 3c; 4a

III. GIẢI Ô CHỮ

 

5. Ô chữ cần tìm là: TRỌN LÀNH

IV. GIÁO LÝ
6. Tại sao chủ tế bỏ một miếng bánh thánh nhỏ vào chén thánh?
Có hai cách giải thích :
1. Nghi thức này có thể liên quan đến thời gian đầu của Giáo Hội. Các mẫu bánh thánh trong thánh lễ của Đức Giáo Hoàng được phân chia cho các cha xứ tại các nhà thờ nội thành Rôma. Những vị này không thể đến dự lễ Đức Giáo Hoàng cử hành do phải dâng lễ cho giáo dân. Việc chia bánh thánh này muốn diễn tả sự hợp nhất của linh mục đoàn thành Rôma với vị giáo hoàng của mình.
2. Cũng có thể cho rằng đây là những bánh thánh được giữ lại để cho những người bệnh và những người hấp hối rước lễ. Người ta thay thế lại mỗi khi bánh thánh trở nên khô cứng, bằng cách nhúng vào rượu thánh cho mềm bớt để chịu lễ cho dễ dàng hơn.
Ngày nay, mặc dù chưa có giải thích chính thức nào, người ta thường nói đến ý nghĩa tượng trưng của bánh thánh và rượu thánh. Giới thiệu mình và máu, như Chúa Giêsu đã làm ở bữa Tiệc Ly, theo não trạng của người Do-thái, là gợi lên sự chết, vì sự sống (tượng trưng bởi máu) không ở trong xác thịt nữa. Do đó, hòa lẫn Mình Thánh và Máu Thánh trong chén thánh để diễn tả rằng Chúa Kitô hằng sống, đó là chuyện tự nhiên. Vả lại, khi nhìn bánh và rượu trên bàn thờ, chúng ta nghĩ ngay đến bữa ăn, dấu chỉ của sự sống.
Khi bỏ một mẫu bánh thánh nhỏ vào trong chén thánh, chủ tế đọc nhỏ : "Xin Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô hòa lẫn với nhau mà chúng con sắp lãnh nhận cho chúng con được sống muôn đời".
 

GIẢI THƯỞNG
Giải nhất: Maria Trần Thị Thùy Trang, sinh 15/06/2002, Giáo xứ ĐT. Hưng Nghĩa
Giải nhì: Maria Trần Thị Kiều Linh, sinh 15/06/2002, Giáo xứ ĐT. Hưng Nghĩa
 
 
Ghi chú: Thể lệ tham gia VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH (mỗi tuần 1 số):
Thành phần: gồm tất cả các em thiếu nhi 14 tuổi trở xuống thuộc các giáo xứ trong giáo phận Bùi Chu
Bài dự thi:
- Phải đề rõ tên thánh, họ và tên gọi, năm sinh, thuộc giáo họ/giáo xứ, địa chỉ và số điện thoại (nếu có)
- Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trên và
- Gửi bài dự thi về địa chỉ josbuituyen@yahoo.co.uk  hay josbuituyen@gmail.com hoặc gửi tin nhắn (SMS) về số Đt: 0917 673017 sớm nhất. Hạn chót nhận bài hết ngày Chúa nhật hàng tuần.
Giải thưởng: sẽ được gửi về qua các cha xứ vào dịp tĩnh tâm tháng lẻ
-         Giải nhất: 100 000 VNĐ
-         Giải nhì: 60 000 VNĐ
-         Giải ba: 40 000 VNĐ

Tác giả: Lm. Giuse Tuyền Bá

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập449
  • Máy chủ tìm kiếm42
  • Khách viếng thăm407
  • Hôm nay43,741
  • Tháng hiện tại904,102
  • Tổng lượt truy cập78,907,553
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây