Người trẻ phát triển toàn diện

Thứ ba - 12/05/2020 04:52  2076
Tuổi trẻ là một ân sủng, một gia tài”. Đó là một quà tặng mà có thể chúng ta lãng phí một cách vô ích, hoặc có thể đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn (Christus vivit, số 134).

Nói tới “trưởng thành” người ta thường liên tưởng tới sự đĩnh đạc, chín chắn, hoàn chỉnh, hoàn thiện… và vì thế nghe có vẻ “già dặn”… Hiểu như thế, cụm từ “người trẻ trưởng thành” dường như không dễ dàng đi đôi với nhau, vì “khôn đâu có trẻ, khỏe đâu có già”… Đã trưởng thành (“khôn”) thì không còn “trẻ” nữa rồi!
Thực ra, “trưởng thành” ở đây không có nghĩa là biến các người trẻ thành các ông bà cụ non mà là giúp họ phát triển toàn diện cách tốt đẹp và trọn vẹn nhất theo như lứa tuổi, hoàn cảnh và vận mệnh của họ. Đó là một tiến trình “bước tới” tiệm tiến và không ngừng nghỉ. Đức Thánh Cha Phanxicô dùng một hình ảnh rất cụ thể để nói về người trẻ rằng: “Người trẻ đi bằng đôi chân của mình như người lớn, nhưng khác người lớn, người lớn giữ hai chân song song, nhưng người trẻ luôn đặt một chân trước, một chân sau, sẵn sàng để bước tới, để nhảy. Người trẻ luôn lao mình về phía trước” (Christus vivit, số 139).

Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến một vài điểm nhấn quan trọng trong việc đồng hành với người trẻ trong bước đường trưởng thành của họ.

Phát triển toàn diện

untitledKhi nói về giáo dục đào tạo, những tiêu chí thường được đưa ra để định hướng cho sự phát triển toàn diện, chẳng hạn “Tiên học lễ, hậu học văn”, “3 S: Sanctité, Science et Santé”, “Tứ Dục” (Thể Dục, Trí Dục, Đức Dục, Linh Dục), “4 H: Head, Heart, Health, Hand”, “Thành Tài, Thành Công, Thành Nhân, Thành Thánh”. Nói cách nôm na là giáo dục các em trở thành những người “có tài có đức” hay “có tâm có tầm”.

Nhìn vào cung cách giáo dục đào tạo hôm nay, chúng ta thấy dường như nhà trường và cộng đồng đang quá chú ý đến kiến thức và kỹ thuật, ít lưu tâm đến kinh nghiệm và kỹ năng, càng ít chú trọng đến nhân cách, đạo đức. Điều này dẫn tới một sự phát triển thiếu quân bình và trọn vẹn, do đó không giúp người trẻ đạt tới trưởng thành đầy đủ đúng nghĩa. Để bổ khuyết cho tình trạng này, thiết nghĩ cần tạo cho các bạn trẻ nhiều cơ hội để trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc sống, giúp các bạn được lớn lên về nhân cách và đạo đức, nhờ đó các bạn không chỉ sống khỏe, sống vui mà còn sống có định hướng, có ý nghĩa và sống dồi dào.

Sống có định hướng

Một trong những căn bệnh thời đại là “sống qua ngày, chờ qua đời”. Đó là lối sống vật vờ, không có định hướng. Tuổi trẻ tràn đầy ước mơ hoài bão nhưng cần lớn lên, cần chọn lựa một hướng đi cho cuộc đời. Không thể cứ “kéo dài tuổi thơ” để “tiếp tục là trẻ con”, không phải suy nghĩ, không phải chọn lựa và… không phải chịu trách nhiệm gì cả! Đức Thánh Cha gọi đó là tình trạng “lơ lửng” cần phải vượt qua! Tuổi trẻ là “tuổi phải đưa ra lựa chọn và chính điều này làm nên sự hấp dẫn và cũng là nhiệm vụ lớn nhất của tuổi trẻ”. Đây là thời điểm mà mỗi người cần đưa ra những quyết định không chỉ về nghề nghiệp, gia đình, xã hội mà còn là hướng đi cho cuộc đời nữa (x. Christus vivit, số 140).

Một cách cụ thể, người trẻ cần định hướng về ơn gọi, bậc sống, nghề nghiệp cho mình vào thời điểm này. Sự đồng hành với người trẻ để giúp họ nhận ra vận mệnh của họ trong cuộc đời nhờ việc cầu nguyện, phân định và bàn hỏi qua các lớp giáo lý, các buổi chia sẻ, giao lưu, các buổi linh thao, hành hương, các hoạt động bác ái xã hội… có thể giúp người trẻ khám phá ra chỗ đứng đặc biệt mà Chúa muốn cho họ trong lòng Giáo Hội và thế giới (x. Christus vivit, chương 8 và 9). Điều đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là giúp các bạn tiến triển trong khả năng suy tư độc lập, biết phân tích nhận định, biết cân nhắc và chọn lựa dựa trên đức tin và lý trí sáng suốt.

Sống có ý nghĩa

1Sống có ý nghĩa là sống có mục đích, có ý thức và trách nhiệm, sống tích cực và hy vọng, sống có lý tưởng và dấn thân. Cuộc sống sẽ nhạt nhẽo khi con người sống lê lết hoặc vô hồn. Có những thách đố đang xảy ra trên thế giới (những tổn thương do khủng hoảng, tệ nạn, mặt trái của kỹ thuật số, xáo trộn di dân…) có thể làm cho người trẻ bị rơi vào tình trạng “cô đơn trống rỗng” vì bị cám dỗ chạy theo những “thú vui thoáng qua và thành công hời hợt” (x. Christus vivit, số 71-110).

Sống “kết nối” thân thiết với Chúa, sống thân tình cảm thông chia sẻ với người xung quanh, nhất là người nghèo khổ, sống thân thiện với thiên nhiên và thân mật với bản thân mình sẽ làm nên một cuộc sống hài hòa, quân bình, thanh thản và vui tươi, nhờ vào những mối tương quan chân thật, sâu đậm và đầy tình yêu mến.

Sống dồi dào (x. Ga 10,10)

Có thể hiểu cuộc sống dồi dào là cuộc sống viên mãn, tròn đầy mà Chúa muốn cho mỗi người. Đó không chỉ là cuộc sống vật chất mà cả tinh thần nữa, không chỉ là cuộc sống đời này mà còn sự sống vĩnh cửu mai sau nữa. Điều này tùy thuộc vào sự phát triển toàn diện, nghĩa là không chỉ phát triển về thể lý (thể lực, ngoại hình) hay phát triển trí tuệ (tài năng, kiến thức) mà còn là và nhất là phát triển tâm linh. Phát triển tâm linh này là mục tiêu “cao hơn” cho cuộc sống, được thực hiện nhờ “kết nối trực tuyến” với Chúa Giêsu, tìm kiếm “sự công chính, đức tin, đức ái, bình an”, hầu ghi dấu ấn độc đáo lên thế giới bằng việc “nên thánh, nghĩa là trở nên chính mình một cách đầy đủ nhất, trở nên điều mà Thiên Chúa đã muốn mơ ước và tạo dựng”  (x. Chistus vivit, số 158-162).

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những hướng dẫn rất cụ thể để giúp các bạn sống dồi dào: Nếm cảm sự thinh lặng và sống tình bạn với Chúa (số 224), trải nghiệm các hoạt động bác ái phục vụ (số 225), khám phá vẻ đẹp nơi nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, thiên nhiên, phụng tự… (số 226-229).

Người trẻ cần được tôn trọng sự tự do, nhưng họ cũng cần được đồng hành” (Christus vivit, số 242). Đồng hành là để “đón nhận, động viên, khích lệ và thúc đẩy người trẻ” với sự cảm thông, trân quý và yêu thương (x. số 243). Ước mong sự đồng hành của cả Giáo Hội cũng như những người hữu trách sẽ giúp các bạn trẻ hôm nay phát triển toàn diện để đạt tới sự trưởng thành mà Chúa mong muốn nơi họ và nhờ đó mà cuộc sống của họ trở nên ý nghĩa và hạnh phúc.

Xin được một lần nữa trích lời nhắn nhủ của Vị Cha Chung để kết cho bài chia sẻ  này: Cha hy vọng con quý trọng bản thân mình, thật nghiêm túc với chính mình đến mức cố gắng phát triển bản thân về đời sống thiêng liêng. Ngoài nhiệt huyết đặc trưng của tuổi trẻ, còn có vẻ đẹp của việc tìm kiếm “sự công chính, đức tin, đức ái, bình an” (2 Tm 2,22)… (Christus vivit, số 159).

Tác giả: Lm. Đaminh Trần Ngọc Đăng

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay46,221
  • Tháng hiện tại906,582
  • Tổng lượt truy cập78,910,033
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây