THÁNG TƯ
Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng Giải thoát khỏi những đam mê nghiện ngập:Cầu nguyện cho tất cả những người đang bị chi phối bởi những đam mê, nghiện ngập, để họ được nâng đỡ và được giải thoát.
1/4 9 Tm Thứ Tư đầu tháng. Dn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,31-42.
Ngày sùng kinh thánh Giuse.
2 10 Tm Thứ Năm đầu tháng. St 17,3-9; Ga 8,51-59.
Thánh Phanxicô Paola, ẩn tu (Tr).
Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước, linh mục, tử đạo (Đ).
Ngày cầu cho các linh mục.
3 11 Tm Thứ Sáu đầu tháng. Gr 20,10-13; Ga 10,32-42.
Ngày đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
4 12 Tm Thứ Bảy đầu tháng.Ez 37,21-28; Ga 11,45-57.
Thánh Isiđôrô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).
Ngày đền tạ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ.
Thanh Minh (Trời trong sáng)
TUẦN THÁNH
1. Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những mầu nhiệm cứu độ mà Chúa Kitô đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng Người ở trần gian, từ lúc Người vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia đến cuộc Thương Khó hồng phúc và Phục Sinh vinh quang của Người. Mùa Chay kết thúc ngay trước Thánh Lễ Tiệc Ly.
Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu với Thánh Lễ ban chiều cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa, được tiếp diễn trong ngày thứ Sáu Chúa chịu Thương Khó và ngày thứ Bảy Tuần Thánh, rồi kết thúc bằng giờ Kinh Chiều Chúa Nhật Phục Sinh; trung tâm của Tam Nhật là Đêm Canh Thức Vượt Qua.
Trong các ngày Tuần Thánh, đừng cử hành các Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức là những bí tích được dành cho Đêm Canh Thức Vượt Qua, nhưng nên cử hành sám hối.
2. Các lễ nghi Tuần Thánh, tức là làm phép và rước lá, kiệu Mình Thánh Chúa sau Thánh Lễ Tiệc Ly, nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa và Đêm Canh Thức Vượt Qua, có thể cử hành trong mọi nhà thờ và nhà nguyện.
Tuy nhiên trong các nhà thờ không phải là nhà thờ giáo xứ và trong các nhà nguyện, chỉ nên cử hành các nghi thức nói trên nếu trước các nghi thức có thể được cử hành cách xứng đáng, nghĩa là có một số người giúp lễ xứng hợp, có thể hát ít là một vài phần trong nghi thức và có đủ một số giáo dân tham dự.Các mục tử cần lưu ý để giúp các tín hữu hiểu rõ ý nghĩavà cơ cấu các nghi thức của những ngày này, và hướng dẫnhọ tham dự tích cực vào những nghi thức ấy cho có hiệu quả.
5 13 Đ CHÚA NHẬT LỄ LÁ. TUẦN THÁNH. CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA.
Thánh vịnh tuần II. Bài đọc năm A.
Làm phép và rước lá: Mt 21,1-11.
Thánh Lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mt 26,14-27,66 (hoặc Mt 27,11-54).
Ngày giới trẻ giáo phận.
Giới trẻ giáo phận chầu Thánh Thể.
Thánh Vinh Sơn Ferriê, linh mục.
Bổn Mạng:
Cha Vinh Sơn Mai Văn Bảo;
Cha Vinh Sơn Vũ Đình Cống;
Cha Vinh Sơn Phạm Văn Điệp;
Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Hạnh;
Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Hậu;
Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Hiến;
Cha Vinh Sơn Lê Quang Hiệp;
Cha Vinh Sơn Đỗ Huy Hoàng;
Cha Vinh Sơn Trần Văn Huân;
Cha Vinh Sơn Mai Văn Kính;
Cha Vinh Sơn Lê Văn Luật;
Cha Vinh Sơn Ngô Viết Lục;
Cha Vinh Sơn Nguyễn Bản Mạnh;
Cha Vinh Sơn Đinh Văn Mợi;
Cha Vinh Sơn Lại Văn Quynh;
Cha Vinh Sơn Đinh Minh Thỏa;
Cha Vinh Sơn Bùi Văn Thuấn;
Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Tính;
Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Trung;
Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Tứ;
Cha Vinh Sơn Vũ Thanh Tùng;
Cha Vinh Sơn Trần Thiện Túy;
Cha Vinh Sơn Trần Đức Văn;
Cha Vinh Sơn Lưu Văn Linh;
Cha Vinh Sơn Lê Văn Hanh;
Cha Vinh Sơn Nguyễn Hữu Tạn.
Lưu ý:
1. Hôm nay, Hội Thánh cử hành việc Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để hoàn tất Mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Vì thế, trong mọi Thánh Lễ đều kính nhớ việc Chúa vào thành bằng cuộc rước lá (hình thức I), hoặc bằng nghi thức nhập lễ trọng thể trước Thánh Lễ chính (hình thức II), hay bằng nghi thức nhập lễ đơn giản trước các Thánh Lễ khác (hình thức III). Nghi thức nhập lễ trọng thể có thể lặp lại trước một (hoặc hai) Thánh Lễ khác có đông giáo dân tham dự. Cuộc rước lá chỉ làm một lần.
2. Lá đã làm phép được lưu giữ tại các gia đình, nhằm nhắc nhở Chúa Kitô vinh thắng.
3. Hôm nay dùng lễ phục đỏ. Khi rước lá, linh mục mặc áo lễ hay áo choàng.
4. Sau cuộc rước lá hay nghi thức nhập lễ trọng thể, bỏ làm dấu Thánh giá và nghi thức sám hối hoặc rảy nước thánh đầu lễ, và đọc ngay lời nguyện nhập lễ. Sau đó Thánh Lễ tiếp tục như thường lệ.
5. Vì lý do mục vụ, có thể bỏ một hoặc hai bài đọc trước bài Tin Mừng, nhưng cũng vì lợi ích thiêng liêng của giáo dân, nên đọc trọn vẹn bài Thương Khó, và không bỏ các bài đọc trước đó.
6. Khi đọc Bài Thương Khó, không mang đèn nến, không xông hương, không chào cũng không ghi dấu Thánh Giá trên sách. Phó tế đọc Bài Thương Khó, hoặc nếu không có phó tế thì linh mục đọc. Giáo dân cũng có thể đọc Bài Thương Khó, nhưng nếu được, nên dành những lời của Chúa Kitô cho linh mục. Nếu là phó tế, trước khi đọc Bài Thương Khó, phải đến xin chủ tế ban phép lành như trong các Thánh Lễ khác.
Hết Bài Thương Khó, xướng “Đó là Lời Chúa” như thường lệ nhưng không hôn sách. Sau đó nên giảng, dù là vắn tắt. Cũng có thể giữ thinh lặng một lúc.
7. Nơi nào không cử hành Thánh Lễ, có thể cử hành Phụng Vụ Lời Chúa để tưởng niệm việc Chúa vào thành Giêrusalem và cuộc Thương Khó của Người, vào giờ thích hợp chiều thứ Bảy hoặc ngày Chúa Nhật.
6 14 Tm THỨ HAI TUẦN THÁNH.Is 42,1-7; Ga 12,1-11.
Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục, tử đạo (Đ).
Lưu ý:
Các ngày trong Tuần Thánh, từ thứ Hai đến thứ Tư, phải cửhành Thánh Lễ theo ngày; không được cử hành Thánh Lễ nào khác, trừ Thánh Lễ an táng. Các tối ngắm sự Thương Khó Chúa.
7 15 Tm THỨ BA TUẦN THÁNH. Is 49,1-6; Ga 13,21- 33.36-38.
Thánh Gioan Baotixita Lasan, linh mục;
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục, tử đạo.
8 16 Tm THỨ TƯ TUẦN THÁNH. Is 50,4-9a; Mt 26,14-25.
9 17 Tm THỨ NĂM TUẦN THÁNH.
Ban sáng: THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU (Tr). Is 61,1-3a.6a.8a-9; Kh 1,5-8; Lc 4,16-21.
Lưu ý:
1. Hôm nay chỉ cử hành Thánh Lễ Làm Phép Dầu và Thánh lễ Tiệc Ly. Cấm mọi Thánh Lễ không có giáo dân tham dự và Thánh Lễ an táng.
2. Thánh Lễ Làm Phép Dầu, do Đức Giám Mục chủ tế cùng với linh mục đoàn của ngài đồng tế, bày tỏ sự hiệp thông giữa Giám Mục và linh mục đoàn. Vì thế, trong mức độ có thể, tất cả mọi linh mục nên tham dự.
Giáo dân cũng nên tham dự đông đảo và rước lễ trong Thánh Lễ này.
3. Thánh Lễ Làm Phép Dầu cử hành với phẩm phục trắng.
4. Dầu mới được làm phép và hiến thánh được cung kính đưa tới các nhà thờ giáo xứ; dầu cũ thì đốt đi hoặc dùng để đốt đèn chầu.
Có thể tổ chức rước dầu mới trước Thánh Lễ Tiệc Ly hay vào thời gian thích hợp, nhằm dạy các tín hữu về việc sử dụng và hiệu năng của Dầu Thánh trong đời sống Kitô giáo.
5. Nếu hôm nay khó có thể quy tụ giáo sĩ và giáo dân về bên Giám Mục, Thánh lễ Làm Phép Dầu có thể cử hành vào một ngày nào trước đó, gần Lễ Phục Sinh.
TAM NHẬT VƯỢT QUA
“Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Nhờ đó, Người đã chết để tiêu diệt sự chết của chúng ta và sống lại để khôi phục sự sống cho chúng ta. Vì thế Tam Nhật Vượt Qua, nhằm tưởng niệm cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa, sáng chói lên như tột đỉnh của Năm Phụng Vụ” (AC 18).
Lưu ý:
1. Trong Tam Nhật Vượt Qua, không được cử hành Thánh Lễ nào khác, kể cả Thánh Lễ an táng.
2. Các cộng đoàn tu sĩ ít người nên về dự lễ nghi tại các nhà thờ lớn hơn. Nếu một linh mục phụ trách nhiều giáo xứ nhỏ, giáo dân nên quy tụ về dự lễ ở nhà thờ chính.
Tuy nhiên, nếu một linh mục phụ trách hai hay nhiều giáo xứ, trong đó có đông giáo dân tham dự và các nghi thức có thể cử hành cách xứng đáng, long trọng, thì cha xứ được phép cử hành các nghi lễ Tam Nhật Vượt Qua lần thứ hai.
3. Về việc rước lễ:
a. Ngày thứ Năm Tuần Thánh, chỉ được cho tín hữu rước lễ trong Thánh Lễ Làm Phép Dầu và Thánh Lễ Tiệc Ly mà thôi.
Được đưa Mình Thánh cho bệnh nhân bất cứ giờ nào trong ngày.
b. Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ cho tín hữu rước lễ trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa mà thôi.
Có thể đưa Mình Thánh bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
c.Thứ Bảy Tuần Thánh, trước Canh Thức Vượt Qua, chỉ được đưa Mình Thánh như Của Ăn Đàng mà thôi.
9 17 Tr THỨ NĂM TUẦN THÁNH.
Ban chiều:THÁNH LỄ TIỆC LY. Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15.
Lưu ý:
1. Với Thánh Lễ Tiệc Ly chiều hôm nay, Hội Thánh khai mạc Tam Nhật Vượt Qua và tưởng niệm bữa tối sau hết của Chúa Giêsu, trong đó Người thiết lập Giao Ước Mới trong Mình và Máu Thánh Người dưới hai hình thái bánh rượu.
Bài giảng sẽ đề cập đến các mầu nhiệm được tưởng niệm trong Thánh Lễ này, tức là việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ. Sau bài giảng sẽ cử hành nghi thức rửa chân, nếu lý do mục vụ khuyên nên làm.
2. Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, hôm nay cấm cử hành mọi Thánh Lễ không có giáo dân tham dự.
Thánh Lễ Tiệc Ly cử hành ban chiều lúc thuận tiện, có toàn thể cộng đoàn địa phương tham dự đông đủ, trong khi các linh mục và thừa tác viên thi hành phận vụ mình.
Các linh mục đã đồng tế trong Thánh Lễ Làm Phép Dầu, hoặc đã cử hành Thánh Lễ vì lợi ích giáo dân, thì lại được đồng tế trong Thánh Lễ chiều nữa.
3. Nơi nào lý do mục vụ đòi hỏi, thì Bản Quyền sở tại có thể cho phép cử hành một Thánh Lễ thứ hai trong các nhà thờ và nhà nguyện, vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành Thánh Lễ cả vào lúc ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không có cách nào tham dự Thánh Lễ chiều được. Tuy nhiên đừng cử hành chỉ vì lợi ích riêng tư, kẻo làm thiệt hại cho việc cử hành Thánh Lễ chính ban chiều.
Chỉ cho giáo dân rước lễ trong Thánh Lễ mà thôi; nhưng bất cứ giờ nào trong ngày, cũng có thể đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
4. Nhà Tạm hoàn hoàn toàn để trống. Trong Thánh Lễ chiều nay sẽ truyền phép Bánh Thánh đủ cho giáo sĩ và giáo dân rước lễ hôm nay và ngày mai.
5. Trong khi hát kinh Vinh Danh thì rung chuông. Sau đó, không rung chuông nữa cho đến Canh Thức Vượt Qua, trừ khi HĐGM hay Giám Mục giáo phận quy định khác.
6. Nơi nào giáo dân đã được chuẩn bị, có thể tổ chức nghi thức rửa chân cho những người đàn ông đã được tuyển chọn, để nói lên ý nghĩa phục vụ và bác ái của Chúa Kitô là Đấng đã đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ.
7. Khi rước lễ vật đến bàn thờ, cũng nên đem những phẩm vật dành cho người nghèo, nhất là các phẩm vật đã được thu góp trong Mùa Chay như hoa trái của việc sám hối.
8. Kết thúc lời nguyện hiệp lễ, thì kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ, với hương và đèn nến.
9. Mình Thánh Chúa lưu giữ cho việc rước lễ ngày hôm sau được kiệu sang bàn thờ phụ, nơi giáo dân tiếp tục suy niệm và cầu nguyện.
Bàn thờ phụ được trang hoàng thích hợp với việc lưu giữ Mình Thánh Chúa. Nơi đây phải có Nhà Tạm đóng kín và tránh việc trưng bày hay đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật. Ngoài ra, về hình thức Nhà Tạm, tránh cách dùng kiểu nhà mồ: Vì nơi lưu trữ Mình Thánh Chúa không nhằm biểu thị mồ Chúa, nhưng chỉ nhằm giữ Mình Thánh cho việc rước lễ ngày hôm sau.
10. Kết thúc buổi cử hành hôm nay thì lột khăn bàn thờ, và nếu có thể, cất các Thánh Giá. Nếu còn Thánh Giá nào trong nhà thờ, nên phủ khăn.
11. Khuyên giáo dân nên tuỳ hoàn cảnh đến chầu Mình Thánh Chúa ban tối hay đêm vào giờ thuận tiện; nhưng từ nửa đêm trở đi, không tổ chức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể nữa.
12. Không tổ chức kiệu và đặt Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ không cử hành Phụng Vụ trọng thể Cuộc Thương Khó của Chúa vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
10 18 Đ THỨ SÁU TUẦN THÁNH. CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA. Buộc giữ chay và kiêng thịt.
Is 52,13-53,12; Dt 4,14-16; 5,7-9; Ga 18,1-19,42.
Quyên góp cho việc bác ái
Lưu ý:
1. Hôm nay Chiên Vượt Qua của chúng ta là Đức Kitô chịu hiến tế, nên Hội Thánh cử hành việc suy tôn và kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá, ơn cứu độ được ban cho cả thế giới.
2. Theo truyền thống rất xa xưa, hôm nay Hội Thánh không cử hành Thánh Lễ.
Hôm nay chỉ cho giáo dân rước lễ trong buổi cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa mà thôi. Tuy nhiên, có thể đưa Mình Thánh bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
3. Hôm nay và ngày mai, Hội Thánh không cử hành bí tích nào hết, trừ Bí tích Hoà Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Nếu có phải an táng thì không hát, không đàn, không chiêng trống.
4. Hôm nay giữ chay và kiêng thịt.
Vì là Chay Vượt Qua, do đó rất nên kéo dài cho tới Canh Thức Vượt Qua để tâm hồn được nâng cao và mở rộng mà đạt tới niềm vui của Chúa Nhật Phục Sinh (PV, số 110).
5. Nếu có thể, nên long trọng cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng chung với giáo dân.
6. Khoảng 3 giờ chiều, cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa; nếu lý do mục vụ đòi hỏi, có thể cử hành vào giờ thuận tiện hơn từ sau 12 giờ trưa, song đừng muộn quá 9 giờ tối.
7. Bàn thờ hoàn toàn để trống: không Thánh Giá, không chân đèn, không trải khăn.
8. Về Bài Thương Khó xem chỉ dẫn ở Chúa Nhật Lễ Lá.
9. Chỉ dùng một Thánh Giá duy nhất trong nghi thức kính thờ.
Nếu vì số dân chúng đông, mỗi người không thể lên tôn kính Thánh Giá được, thì sau khi một phần tín hữu đã tôn kính, linh mục cầm Thánh giá lên đứng trước bàn thờ, nói ít lời kêu mời dân chúng kính thờ Thánh Giá, rồi nâng cao Thánh Giá trong giây lát để mọi người thinh lặng tôn thờ.
10. Kính thờ Thánh Giá xong, đi rước Mình Thánh từ bàn thờ phụ về và cho rước lễ. Sau đó lại rước Mình Thánh với hình thức đơn giản về nơi cất giữ, với đèn chầu như thường lệ.
11. Sau buổi cử hành thì lột khăn bàn thờ, nhưng để lại Thánh giá và các chân đèn. Nên đặt Thánh Giá cho các tín hữu kính thờ ở một nơi thuận tiện cho việc cầu nguyện và suy niệm.
12. Từ sau khi kính thờ Thánh Giá cho đến Canh Thức Vượt Qua, cúi mình mỗi khi đi ngang qua trước Thánh Giá.
13. Theo truyền thống của giáo phận, có thể rước tượng Chúa vác Thánh Giá kết hợp ngắm Đàng Thánh Giá trọng thể. Sau đó ngắm 15 sự thương khó Chúa, rồi cử hành tháo đanh và táng xác Chúa theo Thánh tuần sự vụ. Nên quý trọng các việc đạo đức có giá trị huấn giáo này.
11 19 Tm THỨ BẢY TUẦN THÁNH.
Thánh Stanislaô, giám mục, tửđạo.
Vì Canh Thức Vượt Qua thuộc Chúa Nhật Phục Sinh, nên phải tránh trình bày nghi thức đó như là những giờ phút cuối cùng của thứ Bảy Tuần Thánh (Thánh Bộ Phụng Tự, Thông tư ngày 16/1/1988, số 95).
Lưu ý:
1. Thứ Bảy Tuần Thánh, Hội Thánh ở bên cạnh mồ Chúa, để suy niệm việc Chúa chịu thương khó, chịu chết và xuống ngục tổ tông, đồng thời ăn chay cầu nguyện để trông đợi Chúa Phục Sinh.
2. Nếu có thể, nên cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng chung với giáo dân. Bằng không, cử hành Phụng Vụ Lời Chúa hay làm việc đạo đức khác diễn tả mầu nhiệm cử hành hôm nay, nhất là để kính Đức Maria cùng liên kết với sự thương khó của Chúa Giêsu.
3. Trong nhà thờ có thể trưng bày cho giáo dân tôn kính ảnh Chúa Kitô chịu đóng đinh hoặc mai táng trong mồ, hoặc ảnh Chúa xuống ngục tổ tông minh hoạ mầu nhiệm ngày thứ Bảy Tuần Thánh, hoặc ảnh Đức Mẹ sầu bi.
4. Hôm nay không cử hành Thánh Lễ và các bí tích khác, trừ Bí tích Hoà Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Chỉ có thể cho rước lễ như Của Ăn Đàng.
MÙA PHỤC SINH
“Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một ‘Đại Chúa Nhật’. Đặc biệt trong những ngày này hát Halleluia” (AC 22).
12 20 Tr CHÚA NHẬT PHỤC SINH. CHÚA SỐNG LẠI. Lễ trọng với tuần bát nhật.
Lễ cầu cho giáo dân.Buộc dự Lễ và nghỉ việc xác. Thánh Vịnh tuần I.
CANH THỨC VƯỢT QUA:
1. St 1,1–2,2 (hoặc St 1,1.26-31a);
2. St 22,1-18 (hoặc St 22,1-2.9a.10-13.15-18);
3. Xh 14,15–15,1a;
4. Is 54,5-14;
5. Is 55,1-11;
6. Br 3,9-15.32–4,4;
7. Ed 36,16-17a.18-28;
8. Rm 6,3-11;
9. Mt 28,1-10.
Lưu ý:
1. Theo truyền thống xa xưa, đêm nay là đêm Chúa truyền phải giữ, và cử hành Canh Thức Vượt Qua để kính nhớ Đêm Thánh Chúa sống lại, được coi là “Mẹ của mọi lễ canh thức”. Trong lễ canh thức này, Hội Thánh canh thức để mong đợi Chúa sống lại và cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua ấy trong các Bí Tích Khai Tâm Kitô giáo. Toàn thể truyền thống Kitô giáo luôn nhìn nhận buổi canh thức này mang tính chất trông đợi cuộc quang lâm cánh chung của Chúa.
2. Tất cả Canh Thức Vượt Qua được cử hành về đêm, nên không được bắt đầu trước lúc chập tối và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa Nhật.
3. Không được phép chỉ cử hành Thánh Lễ mà không có các nghi thức Canh Thức Vượt Qua.
4. Có thể cử hành Canh Thức Vượt Qua tại các nhà thờ và nhà nguyện đã không cử hành nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh. Tại các nơi đã cử hành các nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh, có thể bỏ không cử hành Canh Thức Vượt Qua. Nhưng nơi nào có Giếng Rửa Tội thì buộc phải cử hành canh thức.
5. Trong tất cả buổi cử hành, linh mục và các thừa tác viên khác mặc lễ phục màu trắng như khi cử hành Thánh Lễ.
6. Trong đêm canh thức này, nghi thức được sắp xếp như sau:
- Phần thứ nhất: Thắp Nến Phục Sinh.
- Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa, Hội Thánh suy niệm những kỳ công Chúa đã làm cho Dân Người, ngay từ lúc khởi nguyên.
- Phần thứ ba: Phụng vụ Thánh Tẩy. Hội Thánh đón nhận các anh em tân tòng, và toàn thể cộng đoàn lặp lại những lời cam kết khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
- Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh Thể. Gần rạng sáng Phục Sinh, cùng với những chi thể mới đã được tái sinh trong Bí tích Thánh Tẩy, Hội Thánh được mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho Dân Người qua sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, cho đến khi Người lại đến.
7. Phải cử hành Canh Thức Vượt Qua cách trang trọng để giáo dân có thể hiểu ý nghĩa của các biểu tượng và các nghi thức; ý nghĩa này cũng được nói lên qua các lời nhắn nhủ và các lời nguyện.
8. Để duy trì tính chân thực của dấu chỉ, Nến Phục Sinh phải được làm bằng sáp nguyên tuyền, đủ lớn và còn mới, bởi vì diễn tả hình ảnh Chúa Kitô là ánh sáng thật soi chiếu thế gian.
9. Do nhu cầu, bài công bố Tin Mừng Phục Sinh cũng có thể do một ca viên không phải là phó tế công bố, nhưng người này không xin linh mục chủ tế ban phép lành, và bỏ câu: “Vậy giờ đây...” cho đến hết lời kêu gọi, kể cả lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em”. Có thể hát bản dài hay ngắn.
10. Phải đọc ít nhất ba bài Cựu Ước, và trong trường hợp gấp rút thì đọc ít nhất là hai bài; nhưng không bao giờ được bỏ bài trích Sách Xuất Hành. Nên hướng dẫn vắn tắt để giáo dân hiểu ý nghĩa Kitô giáo của các bài Cựu Ước.
11. Phụng vụ Thánh Tẩy trong Canh Thức Vượt Qua đạt ý nghĩa trọn vẹn nếu có ban Bí tích Thánh Tẩy cho người lớn hay ít là trẻ em. Bằng không, tại các nhà thờ giáo xứ thì làm phép nước rửa tội. Nơi nào không có ai lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và cũng không phải làm phép Giếng Rửa Tội, thì làm phép nước để nhắc lại Bí tích Thánh Tẩy, sau đó lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích này rồi rảy nước thánh trên dân chúng.
12. Có thể xông hương khi đọc Tin Mừng, nhưng không mang đèn nến.
13. Dấu chỉ Bí Tích Thánh Thể được hoàn hảo khi cho rước lễ dưới hai hình bánh rượu trong Canh Thức Vượt Qua. Bản Quyền sở tại suy xét và ấn định các quy tắc về điều này.
14. Lễ Đêm Canh Thức là Thánh Lễ Phục Sinh, Chúa sống lại. Ai cử hành hoặc đồng tế lễ đêm còn được cử hành hoặc đồng tế thánh lễ ngày Phục Sinh.
CHÍNH NGÀY PHỤC SINH:
Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4 (hoặc 1Cr 5,6b-8); Ga 20,1-9 (hoặc Mt 28,1-10); trong Thánh Lễ chiều cũng có thể đọc Lc 24,13-35).
Phải đọc hay hát ca tiếp liên trong ngày Lễ Phục Sinh còn trong tuần bát nhật thì tuỳ ý.
Lưu ý:
1. Trong Thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối thì rảy nước thánh (đã làm phép đêm trước), để nhắc lại Bí Tích Thánh Tẩy.
2. Thắp sáng Nến Phục Sinh và đặt gần giảng đài hoặc gần bàn thờ trong các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là trong Thánh Lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa Nhật Hiện Xuống.
3. Các ngày trong tuần bát nhật, mừng như lễ trọng kính Chúa, nhưng không đọc kinh Tin Kính trong Thánh Lễ (x. AC 24).
4. Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh chỉ được cử hành Thánh Lễ an táng mà thôi. Không được cử hành các Thánh Lễ khác.
5. Các Chúa Nhật Mùa Phục Sinh không được cử hành các Thánh Lễ khác, kể cả Thánh Lễ an táng.
6. Từ hôm nay cho đến hết Chúa Nhật Hiện Xuống, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
7. Về việc rước lễ trong Mùa Phục Sinh: GL 920: “Mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần. Phải chu toàn luật buộc này trong Mùa Phục Sinh, trừ khi vì lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật buộc này trong thời gian khác trong năm”.
Tại Việt Nam, thời gian cần thiết để giữ luật buộc rước lễ trong Mùa Phục Sinh là từ thứ Tư Lễ Tro cho đến hết lễ Chúa Ba Ngôi, chiếu theo điều 217 của Công Đồng Đông Dương lần thứ I, năm 1934 và thông báo của Uỷ Ban Giám Mục về Phụng vụ, số VII ngày 10/8/1971.
Nhân tiện cũng nhắc về việc xưng tội. GL 989: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thành giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần”.
13 21 Tr THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 2,14.22b-33; Mt 28,8-15.
Thánh Martinô I, giáo hoàng, tửđạo.
14 22 Tr THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC
SINH.Cv 2,36-41; Ga 20,11-18.
15 23 Tr THỨ TƯTRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC
SINH.Cv 3,1-10; Lc 24,13-35.
16 24 Tr THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT
PHỤC SINH. Cv 3,11-26; Lc 24,35-48.
17 25 Tr THỨ SÁUTRONG TUẦN BÁT NHẬT
PHỤC SINH. Cv 4,1-12; Ga 21,1-14.
18 26 Tr THỨ BẢY TRONG TUẦN BÁT NHẬT
PHỤC SINH. Cv 4,13-21; Mc 16,9-15.
19 27 Tr CHÚA NHẬT II PHỤC SINH. CUỐI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Thánh Vịnh tuần II.
Bài đọc năm A. Cv 2,42-47; 1Pr 1,3-9; Ga 20,19-31.
Chúa Nhật lòng thương xót Chúa. Cử hành Thánh Lễ trọng thể tại đền thánh Liễu Đề.
Giáo xứ Liễu Đề, Dương A, Liêu Ngạn, Liên Thượng và Trung Phương (Quế Phương) chầu Thánh Thể.
Cốc vũ(Mưa rào)
Lưu ý:
Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh:
a. Không được cử hành các Lễ cầu hồn hằng ngày (IM381).
b. Chỉ được cử hành các Lễtuỳ nhu cầu hay ngoại lịch, nếu thực sự có nhu cầu và lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM 376).
c. Được cử hành các Lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay sổ bộ các thánh ngày đó (IM355b).
GIÁO HUẤN SỐ 19
TÍNH LUÂN LÝ CỦA CÁC HÀNH VI NHÂN LINH
Tự do làm cho con người thành một chủ thể luân lý. Khi hành động có chủ ý, con người nói được là cha đẻ các hành vi của mình. Các hành vi nhân linh, nghĩa là đã được tự do lựa chọn theo phán đoán lương tâm, đều có tính luân lý : có thể tốt hoặc xấu.
Tính luân lý của các hành vi nhân linh tùy thuộc :
- Đối tượng được lựa chọn;
- Mục đích nhắm tới hay ý hướng;
- Các hoàn cảnh của hành động.
Ðối tượng, ý hướng và các hoàn cảnh tạo nên “nguồn gốc”, hay yếu tố cấu thành tính luân lý của các hành vi nhân linh.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1749 & 1750)
20 28 Tr Thứ Hai.Cv 4,23-31; Ga 3,1-8.
Cha Vinh Sơn Bùi Công Tam qua đời(2003).
21 29 Tr Thứ Ba. Cv 4,32-37; Ga 3,7b-15.
Thánh Anselmô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr)
22 30 Tr Thứ Tư. Cv 5,17-21; Ga 3,16-21.
Tháng Tư Canh Tý (Đ)
23 1/4 Tr Thứ Năm. Cv 5,27-33; Ga 3, 31-36.
Thánh Giorgiô, tử đạo (Đ); Thánh Ađalbertô, giám mục, tử đạo (Đ).
24 2 Tr Thứ Sáu.Cv 5,34-42; Ga 6,1-15.
Thánh Fiđêlê Sigmaringen, linh mục, tử đạo (Đ).
25 3 Đ Thứ Bảy. THÁNH MARCÔ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. 1 Pr 5,5b-14; Mc 16,15-20.
26 4 Tr CHÚA NHẬT III PHỤC SINH.Thánh vịnh tuần III.
Bài đọc năm A. Cv 2,14.22b-33; 1Pr 1,17-21; Lc 24,13-35.
Giáo xứ Đồng Nghĩa, An Cư, An Lãng và Chỉ Thiện chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 20
TÍNH LUÂN LÝ CỦA CÁC HÀNH VI NHÂN LINH
Ðối tượng được lựa chọn là một thiện ích tác nhân chủ ý nhắm tới. Ðó là chất liệu của một hành vi nhân linh. Ðối tượng được lựa chọn xác định tính luân lý của hành vi ý chí, tùy theo lý trí nhận biết và phán đoán có phù hợp hay không với sự thiện đích thực. Những quy tắc khách quan về luân lý nói lên trật tự thuần lý về thiện ác được lương tâm công nhận.
Khác với đối tượng, ý hướng thuộc về chủ thể hành động. Ý hướng phát xuất từ ý chí tự do và xác định mục đích của hành động, nên là một yếu tố căn bản để đánh giá tính luân lý của hành động. Mục đích là điểm đầu tiên ý hướng nhắm tới, là mục tiêu hành động theo đuổi. Ý hướng là động tác của ý chí nhắm đến mục đích, định hướng cho hành động, nhằm thiện ích tác nhân đang mong đợi. Ý hướng không chỉ giới hạn vào việc định hướng cho từng hành động riêng lẻ, mà còn có thể phối trí nhiều hành động khác nhau nhắm đến cùng một mục tiêu. Ý hướng có thể định hướng toàn bộ cuộc sống chúng ta đến một cùng đích. Ví dụ : một công việc có mục đích giúp đỡ tha nhân, đồng thời có thể do tình yêu Thiên Chúa là cùng đích của mọi hành động thúc đẩy. Một hành động có thể do nhiều ý hướng, như giúp đỡ kẻ khác để nhờ vả hay để khoe khoang.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1751 & 1752)
27 5 Tr Thứ Hai.Cv 6,8-15; Ga 6,22-29.
Thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục, tử đạo (Đ).
28 6 Tr Thứ Ba.Cv 7,51-8,1a; Ga 6,30-35.
Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (Đ);
Thánh Louis Maria Grignion de Montfort, linh mục (Tr);
Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng và thánh Gioan Baotixita Đinh Văn Thành,thầy giảng, tử đạo (Đ).
29 7 Tr Thứ Tư.Thánh Catharina Siena, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. Cv 8,1b-8; Ga 6,35-40.
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục
29/4/2012: Cha Giuse Vũ Văn Hiếu.
30 8 Tr Thứ Năm. Cv 8,26-40; Ga 6,44-51.
Thánh Piô V, giáo hoàng (Tr); Thánh Giuse Trần Văn Tuân, linh mục, tử đạo (Đ).