Phải tha thứ cho nhau bao nhiêu lần?

Thứ tư - 15/08/2018 05:33  3419
Thứ 5 CN XIX TN NĂM B
Ed 12,1-12; Mt 18,21-19,1

images 1 1Có bao giờ, chúng ta tự đặt câu hỏi phải tha thứ cho một người nào đó xúc phạm đến ta, gây ra cho ta đau khổ và thất bại không? Câu trả lời sẽ như thế nào nếu ta đã tha thứ cho họ mà họ vẫn xúc phạm đến ta? Tương tự như thế, thánh Phê-rô đã đến gần Đức Giê-su và đặt câu hỏi: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải đến bảy lần không? Đức Giê-su đáp: Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.

Tại sao thánh Phê-rô lại đề nghị phải tha thứ cho người khác 7 lần?

Phêrô hỏi thế bởi vì luật đạo Do thái thời đó dạy về sự tha thứ và đặt ra một giới hạn tối đa 4 lần. Ở đây thánh Phê-rô đã rất rộng lượng, vượt giới hạn đó và đề nghị sự tha thứ là 7 lần, tức là vượt giới hạn cho phép 3 lần. Nhưng Đức Giê-su muốn thánh Phê-rô tha thứ 70 x 7, tức là 490 lần, nghĩa là tha mãi mãi, tha không giới hạn. Điều này gây ra một vấn nạn: nếu tha mà không cần người ta hối lỗi thì chính việc tha thứ lại trở thành một sự khuyến khích người ta cứ lỗi phạm nữa thì sao? Để trả lời, Tin mừng theo thánh Luca dạy rằng: “Nếu người anh em của anh xúc phạm đến anh, thì hãy khiển trách nó, nếu nó hối hận, thì hãy tha cho nó. Dù nó xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh: tôi hối hận, thì anh cũng phải tha cho nó.” Như thế, điều kiện tiên quyết được tha thứ là “biết ăn năn hối lỗi”. Để minh chứng cho lời dạy về sự tha thứ không giới hạn, Đức Giê-su kể dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót như sau:

Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính là nhà vua, viên quan và người bạn viên quan: viên quan nợ nhà vua là 10.000 yến vàng, mà 1 yến vàng thời đó bằng 10.000 quan tiền, tức là nợ 100.000.000 quan tiền; còn người bạn viên quan nợ viên quan là 100 quan tiền. Nếu so với số tiền viên quan nợ nhà vua thì tỉ lệ là 1/1 triệu, tức là số tiền người bạn nợ viên quan là rất thấp so với số tiên mà viên quan nợ nhà vua. Và cả hai người khi bị đòi nợ thì cùng làm một hành động như nhau: “Sấp mình xuống lậy lục: thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết” nhưng kết quả lại khác nhau.

Trước tiên, viên quan được nhà vua ban hơn cả điều anh ta xin là tha hết nợ, vì nhà vua “động lòng thương” mặc dù anh không xin tha nợ mà chỉ dám xin cho thêm thời gian kể kiếm tiền trả nợ. Sau đó, anh bạn viên quan đã không được tha nợ mà còn bị viên quan dùng sức mạnh và quyền lực để giải quyết: túm lấy, bóp cổ và tống bạn vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Lẽ ra, viên quan phải đối xử với bạn mình như nhà vua đối xứ với anh. Vì thế, nhà vua giận dữ với viên quan: “Ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót người sao?” Lòng thương xót viên quan nhận được, anh đã giữ lại cho riêng mình mà không nghĩ đến người bạn đang cần sự giúp đỡ. Do vậy, sự tha thứ anh nhận được từ nhà vua bị rút lại, bị xóa sạch, anh trở lại tình trạng ban đầu, bị quân lính hành hạ và bị tù đầy cho đến khi trả hết nợ.


Hành động của viên quan cho thấy anh là người độc ác, bởi vì anh vừa được tha món tiền cực lớn, lại không tha cho bạn của mình một món tiền cực nhỏ. Thái độ độc ác này khiến chúng ta phải nhìn lại mình và tự hỏi tại sao. Tại sao chúng ta không thể tha thứ cho nhau những điều nhỏ mọn, cho người xúc phạm ta hằng ngày, trong khi Thiên Chúa vẫn tha cho chúng ta những món nợ rất lớn? Dù một trăm quan tiền tương đương 100 ngày công (3 tháng lương) nhưng chẳng là gì so với món tiền lớn chúng ta mắc nợ Thiên Chúa, như chúng ta mặc nợ Ngài sự hiện hữu trên đời nhờ cha mẹ, người thân và tất cả những gì chúng ta có: Ai cho chúng ta không khí để thở; ai cho chúng ta ánh sáng để nhìn, bóng đêm để ngủ; ai cho chúng ta nắng mưa để trồng cây, nước uống và còn rất nhiều thứ khác nữa? Tất cả chúng ta mắc nợ Thiên Chúa vì tình yêu bao la Ngài dành cho con người. Sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa ở lại với chúng ta với điều kiện là nó được chuyển tới mọi người. Món quà tôi nhận được từ Thiên Chúa phải trở thành món quá tôi trao cho anh em mình.

Trong cuộc sống, chúng ta là con nợ của nhau, người này nợ người kia. Thánh Phê-rô nghĩ phải chăng nên tha bảy lần, tưởng là hoàn hảo, nhưng Đức Giê-su mời chúng ta phải tha đến 70 lần 7, nghĩa là tha đến vô cùng, tha không điều kiện. Lý do tha thứ không nằm ở nơi người có lỗi, cũng chẳng ở nơi kẻ bị xúc phạm, nhưng ở tình thương của Thiên Chúa. Ngài mời chúng ta đi vào chỗ sâu nhất trong trái tim Thiên Chúa. Sự tha thứ phải bắt nguồn từ tầm lòng và từ trái tim yêu thương.

Lạy Chúa, xin dạy đoàn thiếu nhi chúng con biết yêu như Ngài, biết sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và tha thứ cho nhau bằng con tim chân thành. Amen! 

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay50,021
  • Tháng hiện tại604,607
  • Tổng lượt truy cập71,970,953
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây