Gió. Cơn gió lạnh đầu mùa quyện khắp không gian như muốn đồng hóa vạn vật với cái lạnh mà nó đang mang. Những tia nắng yếu ớt cố lách mình khỏi những đám mây xám để nuôi hy vọng thực hiện những chuyến thăm cuối cùng “người tình trái đất” trước khi bị cái lạnh và những ánh mây nuốt chửng, cùng với những cánh chim căng mình tìm bến đậu trong cái lạnh.
Theo cái nhìn truyền thống về Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, khi nói về việc hưởng dùng những tài nguyên của trái đất, người ta chú ý nhiều đến những tài nguyên, những của cải, những sản phẩm do con người làm ra qua sức lao động. Trọn cả dòng suy tư trong học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo dường như bị cuốn hút bởi "hai cực": "Tư Bản và Lao Ðộng", "Con Người và Tiền Vốn".
Mỗi chúng ta có một điểm chung. Đó là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương cho hiện diện trên trái đất này. Vì thế, Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta yêu thương nhau, để cho mọi người thấy được tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Do đó, trong cuộc sống này, mọi sự việc xảy đến với chúng ta đều là cơ hội để chúng ta đáp trả lại tình yêu đối với Thiên Chúa.
Nếu như con vi khuẩn cúm corona chỉ có thể gây sự siêu lây nhiễm trong phạm vi là các châu lục trên Trái Đất này thì thánh lễ màn hình thời đại dịch lại hoàn toàn vượt hẳn mọi không gian và từng ngõ ngách để đến với mỗi người mỗi gia đình và từng cộng đoàn.
Tại trung tâm quảng trường Thánh Phêrô có đặt một cây cột đá, trên đó có khắc ghi dòng chữ, tạm dịch sang tiếng Việt là “Dù trái đất có xoay vần, thì Hội Thánh vẫn đứng vững”. Lời khẳng định này liệu còn đúng trong thời đại khi Giáo hội Công giáo đang phải đương đầu với biết bao khó khăn và mưu chước của thù địch.
Phụng vụ Giáo hội bước vào Mùa Vọng với những bản văn nói về sứ mạng của Đấng Thiên Sai. Chúa Giêsu đến không chỉ rao giảng về Nước Thiên Chúa mà còn đến để canh tân bộ mặt trái đất, giải thoát con người khỏi ách thống trị của tội lỗi, ma quỷ bằng việc làm phép lạ, trừ quỷ và chữa lành.
Thánh nhân đã lại hết tài sản cho cha mình và thậm chí là bộ quần áo cuối cùng mặc trên người để chọn cho mình một cuộc sống giản dị và khó nghèo. Chính việc tự nguyện trở nên nghèo khó như vậy, thánh nhân có được sự gần gũi với tha nhân và thiên nhiên. Mối tương giao mật thiết đến nỗi mặt trời hay sự chết cũng như các loài thụ tạo khác trên Trái Đất này cũng trở nên người anh người chị với thánh nhân. Một sự thân mật và gần gũi với thiên nhiên thật tuyệt vời.
Thế giới hôm nay có thể rất cao ngạo và tự mãn về tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiện nghi vật chất, nhưng liệu đó có phải là một trái đất màu mỡ cho một tình yêu đích thực, tình yêu khiêm nhường và rộng rãi? Thế giới chỉ có thể bị thuyết phục và thu phục bởi những Kitô hữu khiêm nhường và rộng rãi.
Đó là niềm tin kiên trung vào Chúa Kitô mà các anh hùng tử đạo đã minh chứng và đánh đổi bằng chính mạng sống của các ngài. Những giọt máu đào rơi xuống, như những hạt giống Nước Trời gieo vào lòng đất mẹ, đã được bao thế hệ cháu con từng ngày vun trồng và nay đang trổ sinh bông hạt. Niềm tin ấy cứ sáng mãi bao lâu trái đất này còn quay và bao lâu lòng mỗi người Kitô hữu còn ra công gìn giữ và bảo vệ.
Mưa là hiện tượng của thiên nhiên. Mưa mang lại nước, nguồn sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất. Ở những vùng có nhiệt độ cao mưa làm giảm nhiệt. Mưa là một mắt xích quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của nước.
Trước tình trạng xã hội đang gặp phải những khó khăn mới : di-nhập cư, môi trường, khủng bố; trong khi trái đất như ngôi nhà lại đang bị xuống cấp ; người trẻ trong ngôi nhà này đang bị mất hướng đi vì rơi vào những cực đoan, những tệ nạn, thầy Alois, bề trên cộng đoàn Taizé, Pháp quốc, đưa ra năm vấn đề nhằm sống Lòng Thương Xót.
Ngắm nhìn bầu trời về đêm yên tĩnh, lung linh và huyền ảo với những ánh sao sáng ngời, tôi cảm nhận dường như bầu trời đêm thân mật và gần gũi với mặt đất hơn. Có lẽ khắc trời này là thời điểm đất trời giao duyên thân tình với nhau. Cả màn trời bao bọc lấy trái đất giống như “đôi bạn tri kỷ”. Những chiếc “đèn trời” treo lơ lửng trên không trung nhẹ nhàng đưa nhân loại vào giấc ngủ bình yên.
“Vườn Rosa (Văn côi) bao quanh trái đất, Cảnh thiên nhiên thật rất diệu hiền,…” (x.Ngắm văn côi Đức Bà, Sách Kinh Gp Bùi Chu, tr.265). Dù ở phương trời nào đi chăng nữa, con dân Bùi Chu cũng không thể nào quên được hình ảnh các bà, các chị đi chợ trên tay luôn mang theo cỗ tràng hạt vừa đi vừa lần. Đó là tư tưởng bài chia sẻ trong thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi – Quan thầy giáo xứ An Bài!