GLV, người đồng hành với thiếu nhi...

Thứ sáu - 30/10/2020 10:24  1830
GIÁO LÝ VIÊN, NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA THIẾU NHI TRÊN HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN
(Bài chia sẻ với Giáo Lý Viên GP Bùi Chu 25/10/2020, tại Đền Thánh Hưng Nghĩa)

download 1 6“Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”, William A. Warrd.

“Đồng hành” là một từ khóa được ưa dùng trong bối cảnh hôm nay. Thực ra, đây là chuyện xưa như trái đất, vì con người mang trong mình xã hội tính và chỉ có thể phát triển đầy đủ khi trưởng thành về phương diện xã hội. Trong kinh nghiệm trưởng thành ấy, ai cũng đã từng thấy có nhu cầu về sự hiện diện, chia sẻ, hướng dẫn của ai đó trong đường đời…

Đức tin không tách rời cuộc sống, một cuộc sống không chỉ gói gọn trong bình diện cá nhân mà cả phương diện xã hội nữa. Vì thế, đức tin mang tính cộng đồng, và do đó, cần có sự hỗ tương giữa những người cùng lữ hành trên đường đức tin. Điều này cũng giải thích cho tầm quan trọng của việc đồng hành trong giáo dục đức tin.

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỒNG HÀNH
 
Ngày nay, phương pháp giảng dạy tích cực (chủ động) đang ngày càng được đề cao. Lý do thật dễ hiểu là vì phương pháp này giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn và hiệu quả. Phương pháp này đặt người học làm trung tâm, người dạy chỉ đóng vai trò đồng hành (hướng dẫn, gợi mở, bổ trợ) [1].

Theo quan sát thông thường, ta thấy đa số các giáo lý viên hiện nay thường lên lớp theo kiểu “mì ăn liền” với phương pháp thụ động, lấy người dạy làm trung tâm, giáo lý viên truyền thụ kiến thức, truyền đạt kỹ năng, học trò thụ động nghe, ghi chép, làm theo…

Điều đáng nói ở đây không chỉ là hiệu quả của giờ học mà tương quan giữa thầy cô và học trò rất xa cách, đôi khi nặng nề và thiếu sức sống. Lý do có lẽ do giáo lý viên chỉ đóng vai trò của người thầy, của bậc mô phạm, với không gian chật hẹp của lớp học, với thời lượng ngắn ngủi của giờ học, chứ không là người bạn đồng hành với các em trong cuộc sống.

2. MỘT VÀI KHUÔN MẪU ĐỒNG HÀNH
 
Để tìm ra một phương pháp đồng hành đúng nghĩa, chúng ta cùng chiêm ngắm một vài kinh nghiệm đồng hành có tính khuôn mẫu, đặc biệt trong lãnh vực giáo lý như sau:

1.1. Chúa Giêsu phục sinh (Lc 24,13-35)
Hành trình khoảng 11 km từ Giêrusalem đi Emmaus có thể nói là khuôn mẫu đồng hành cho các nhà giáo dục: hiểu hoàn cảnh, dành thời giờ cho trẻ, truy tìm ý nghĩa qua trải nghiệm, hiện diện tròn đầy, tái định hướng, chứng nhân…[2]
  • Phương pháp đồng hành: gợi chuyện, lắng nghe, chia sẻ, soi sáng, sưởi ấm, truyền cảm hứng…[3] Một vài chi tiết đáng ghi nhận: lắng nghe cách chú tâm, lấy Lời Chúa soi sáng vấn đề, hâm nóng đức tin nhờ phụng vụ, ẩn mình khi không còn cần thiết, tự khám phá hướng đi, chia sẻ niềm vui Tin Mừng…
 
 
PP EMMAUS PP TRUYỀN THỐNG
Gặp gỡ (tiếp xúc, kết nối)
Ü
Hiểu (giảng giải)
Ü
Hiểu (soi sáng, giải quyết)
Ü
Thực hành tôn giáo
Ü
Tương giao (kết nối)
Ü
Sống trung thành
Ü
 
HOÁN CẢI => TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ
  • Những ưu tiên của phương pháp đồng hành: gặp gỡ, quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, kết nối…
  • Những kỹ năng cần thiết: gợi chuyện, lắng nghe, phân định, gợi mở…
  • Những thái độ: kiên nhẫn, tích cực, quảng đại…
  • Kết quả: mở trí, mở lòng, niềm vui, thay đổi tầm nhìn, hướng đi và lên đường loan báo Tin Vui.
    1. Mẹ Maria thăm viếng (Lc 1, 39-56)
  • Phương pháp đồng hành: ra khỏi mình, đồng hành bằng tình yêu thương, thăm viếng, chia sẻ, giúp đỡ… Những chi tiết đáng ghi nhận: tầm quan trọng của tiếp xúc trực tiếp, con người đầy Chúa thì sẽ có sức lan tỏa, hiệu quả truyền giáo của chứng tá và bác ái…
PP MARIA PP TRUYỀN THỐNG
Gặp gỡ (tiếp xúc, kết nối) => Hiểu (giảng giải) =>
Hiệp thông (niềm vui, thấu cảm) => Thực hành tôn giáo =>
Phục vụ (khiêm nhường, bác ái) => Sống trung thành =>

ĐỨC TIN TRƯỞNG THÀNH â THI HÀNH SỨ MẠNG
  • Những ưu tiên: yêu mến, gặp gỡ, chia sẻ, bổ trợ…
  • Những kỹ năng: tiếp cận, đồng cảm, thấu hiểu…
  • Những thái độ: dấn thân, thân thiện, bác ái, phục vụ…
  • Kết quả: tràn ngập niềm vui, sống tích cực, tràn đầy năng lượng (biết ơn, ngợi khen, phục vụ…)
3. NHỮNG GỢI Ý THỰC HÀNH
 
3.1. Hiểu học viên
  • Cần có kỹ năng lắng nghe: không chỉ nghe thông tin (bằng trí hiểu), mà còn nghe cảm xúc (bằng con tim) và nhận ra ước mong sâu xa của học viên (bằng tình yêu)
  • Hiểu con người học viên về mọi phương diện: tên tuổi, độ tuổi, giới tính, tâm lý, tính nết, gia cảnh, sở trường, sở đoản… (nên nhớ học viên đang phát triển, cần được rèn giũa, sự độc đáo của mỗi học viên…)
  • Với cách nhìn đầy hi vọng và luôn cập nhật: thái độ tích cực và làm mới cách nhìn về học viên…
3.2. Tạo bầu khí giao tiếp (thân tình)
  • Vui tươi: nụ cười, sự dí dỏm, hài hước, khả năng biến hóa…
  • Gần gũi: cởi mở, hòa đồng, rút ngắn khoảng cách… (không gian lớp học gần gũi)
  • Yêu thương: quan tâm, cảm thông, tin tưởng, khoan dung…
3.3. Đồng hành ngoài lớp học (đồng cảm)
  • Hi sinh cầu nguyện cho học sinh của mình
  • Thăm viếng gia đình học sinh
  • Hiện diện trong các biến cố đặc biệt của học sinh
  • Kết nối các thành viên: lập nhóm cầu nguyện, bác ái xã hội, sinh hoạt nhóm, kỹ thuật mới (nhóm zalo, messenger…), sân chơi lành mạnh, dã ngoại.
3.4. Trau dồi khả năng đồng hành
  • Chiều sâu: đời sống nội tâm: cầu nguyện thường xuyên, nhất là với Kinh Thánh, Thánh Thể, thinh lặng (tâm nguyện)…
  • Chiều cao: nhân cách: hành vi lối sống, những đức tính…
  • Chiều rộng: kiến thức: Kinh Thánh, giáo lý, kỹ năng sư phạm…
  • Chiều dài: trung thành, kiên trì, xác tín, hi vọng…
3.5. Một số kỹ năng liên quan đến đồng hành
  • Đặt câu hỏi, gợi chuyện…
  • Lắng nghe, thấu hiểu
  • Kêu mời khám phá
  • Khen ngợi, khuyến khích…
  • 5 nguyên tắc vàng[4]: liên hệ thực tế, tạo bầu khí tích cực, trực quan hóa, khuyến khích tự làm, neo chốt kiến thức.
  • Những phương pháp sư phạm tích cực trong lớp học[5]: phỏng vấn nhanh, nêu ý kiến lên bảng, đóng vai, minh họa, làm việc nhóm, tình huống, chốt kiến thức…
Kết luận: Theo ĐTC Phanxicô, đồng hành chính là làm cho hương thơm của Đức Kitô gần gũi và ánh nhìn thân mật của Ngài trở nên hiện thực… (Evangelii Gaudium, số 169)[6]. Giáo lý viên không chỉ là người truyền trao thông tin, chia sẻ chứng từ, nhưng còn là người bạn đồng hành để làm cho hành trình đức tin của học viên ngát hương, toả sáng.

Một nhà danh ngôn đã từng nói: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”. Ước mong rằng mỗi giáo lý viên không chỉ dạy giỏi để giúp các em học viên của mình hiểu Lời Chúa, nhớ Lời Chúa và sống Lời Chúa, mà còn có khả năng “truyền lửa”, “thắp lửa” cho học viên của mình.

Hy vọng rằng sau mỗi giờ học giáo lỷ, tâm trí các em được mở ra và tâm hồn các em được bừng cháy lên, để trỗi dậy lên đường và loan báo Tin Mừng cho anh em chị em mình.

[1] X. Nguyễn T. Minh Phượng – Phạm T. Thúy – Lê Viết Chung, Cẩm nang phương pháp sư phạm, First News, Nxb Tổng Hợp Tp HCM, 2016, tr. 12-20.
[2] X. R. A. Andala, “The Journey to Emmaus: A Model for Educators”, theo nguồn: https://catholicstand.com/the-journey-to-emmaus-a-model-for-educators/
[3] Theo Goro Kuma, “Partnering With Parents: The Best Investment The Parish Can Make”, PPT, https://www.slideserve.com/goro/opening-prayer-the-road-to-emmaus-luke-24-13-35.
[4] X. Nguyễn T. Minh Phượng – Phạm T. Thúy – Lê Viết Chung, Sđd, tr. 29-35.
[5] Ibidem.
[6] Xem EG, số 169-173.

Tác giả: Lm. Đaminh Trần Ngọc Đăng

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm383
  • Hôm nay41,368
  • Tháng hiện tại901,729
  • Tổng lượt truy cập78,905,180
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây