Khiêm nhường chớ kiêu ngạo

Thứ sáu - 20/03/2020 05:05  1721
Thứ Bảy Tuần III Mùa Chay
(Hs 6, 1b-6; Lc 18, 9-14)

Điều đầu tiên trong kinh Cải tội bảy mối là: “Khiêm nhường chớ kiêu ngạo”. Lời Kinh thật giản dị, nhẹ nhàng nhưng lại là con đường dẫn đến sự công chính. Bởi chính Chúa đã nhận lời cầu xin và cho người thu thế trở nên công chính vì thái độ khiêm nhường khi cầu nguyện.

lc 18 9 14Thái độ khiêm nhường và kiêu ngạo được thể hiện rõ trong hình ảnh hai người cùng lên đền thờ để cầu nguyện. Người Pharisêu “đứng thẳng” tạ ơn Chúa, còn “người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà kêu xin”. Tâm thế của hai người hoàn toàn khác nhau và kết quả của lời cầu xin cũng khác nhau: Người Pharisêu không được đẹp lòng Chúa vì ông ta kiêu ngạo “tự cho mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác”; còn người thu thuế thì thất vọng về bản thân tội lỗi của mình và khẩn nài lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng khiêm cung tín thác của người thu thuế đã làm hài lòng Thiên Chúa.

Lời cầu xin của người thu thuế được nhận lời. Đó là điều ngôn sứ Hôsê đã nhận ra trong bài đọc 1: Thiên Chúa muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các chúng ta nhận biết, tôn thờ, hơn là được của lễ toàn thiêu. Thiên Chúa chờ đợi người tội lỗi trở về không phải bằng bản kê khai những thành tích dài dòng, không phải là những báo cáo tổng kết những việc lành thánh, để đền bù những tội lỗi mình đã phạm, nhưng là “tấm lòng tan nát khiêm cung”; tan nát vì hối hận, vì thấy rằng mình đã làm tổn thương tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của người Cha nhân lành; khiêm cung vì nhìn thấy mình hoàn toàn bất xứng, đáng bị trừng phạt hơn là được khoan dung; khiêm cung để nhìn thấy tình yêu và lòng quảng đại tha thứ của Chúa. Thiên Chúa muốn và chờ đợi thái độ như thế nên Chúa Giêsu đã tuyên bố: Người thu thuế khi trở về thì được tha thứ và nên công chính, còn người Pharisêu thì không.

Trong cuộc sống, chúng ta thường bị cám dỗ nâng mình lên, đặt mình làm trung tâm của vũ trụ. Khi làm thế là chúng ta rơi vào thái độ của người Pharisêu, tự đánh bóng thành quả của mình từ những việc thiện mình đã làm trong cuộc sống. Ông coi đó như “tấm vé” đảm bảo vào Nước Trời, và không cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa nữa. Lúc đó, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ không được đẹp lòng Chúa, và không được Thiên Chúa nhận lời. Để lời cầu nguyện được Chúa thương chấp nhận, chúng ta cần khiêm hạ đặt mình trước mặt Chúa và nài xin lòng thương xót của Chúa, như lời cầu xin mà Giáo Hội muốn con cái mình dâng lên Chúa: Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê. Amen.

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm69
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay36,723
  • Tháng hiện tại1,199,494
  • Tổng lượt truy cập71,227,251
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây