"Con cái" biện minh cho "Đức Khôn Ngoan"

Thứ ba - 15/09/2020 19:14  1601
Thứ Tư tuần XXIV TN A
Lc 7,31-35

 
saint john the baptist in the wilderness lacma 47 8 29Sau 47 năm phục vụ, một linh mục đã tâm sự  qua bài viết ‘LINH MỤC LUÔN LUÔN… SAI’:

Nếu linh mục làm lễ đúng giờ, họ bảo đồng hồ Cha đói bụng;  song chỉ chậm một phút thôi, họ nói Cha cứ bắt thiên hạ phải đợi.
Nếu linh mục giảng quá dài, người ta nói Cha làm bà con chán ngấy; song nếu giảng ngắn, họ lại bảo Cha chẳng chịu soạn bài giảng gì cả.
Nếu linh mục đi thăm các gia đình, người ta bảo Cha cứ lông rông suốt ngày, song nếu không làm như vậy, thì họ lại nói Cha chẳng thèm quan tâm giáo dân.
Nếu linh mục ngồi toà hơi lâu, người ta nói Cha cứ rề rề rà rà; song nếu linh mục giải tội nhanh, thì họ lại bảo Cha chẳng dành thời giờ cho hối nhân.
Nếu linh mục lo tu sửa nhà thờ, người ta nói Cha ném tiền qua cửa sổ; song nếu không làm, họ lại bảo Cha chẳng có chút sáng kiến gì.
Nếu linh mục làm việc với người cao tuổi, họ bảo Cha cỗ hủ, quá “đát” rồi; song nếu linh mục hoạt động với cánh trẻ, thì họ lại bảo Cha là nhẹ dạ, chỉ ưa bay nhảy.
Nếu linh mục bị bắt gặp với các bà, họ bảo Cha là thứ dân chơi; song nếu chỉ đi lại với nam giới, thì họ cho Cha là thiếu trưởng thành.

Đây có thể coi là 1 trong những căn bệnh trầm kha của người Ki-tô hữu hôm nay, căn bệnh 3 phải tựa như người Do-thái năm xưa. Vì thế, qua bài Tin mừng, Chúa Giê-su đã than phiền và ví von rất dí dỏm não nề về con người đương đại chẳng khác chi lũ trẻ chơi trò dân gian ngoài đường phố: nhiệm nhặt khác người như Gioan  bị coi như ‘động vật hoang dã’ không hợp thời: Ông ta bị quỷ ám (c.33); mà hòa đồng ăn uống vui vẻ như ai thì Thầy Giê-su lại bị liệt vào tay bợm nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (c.34). Quả là bá nhân bá tính!

Cái nhìn của tôi về con chiên và cha xứ: Nơi xứ đạo đó đây vẫn ‘sặc’não trạng, các cha đi xứ là về làm dâu trăm họ, nên thích lèo lái xỏ xiên cá nhân. Sự thực, các ngài là cha là mẹ, là bề trên, là thợ lái, là đầu tàu, là mục tử chăn dắt đoàn chiên. Nhưng khổ nỗi các ngài lại không phải là ‘toàn năng’, vẫn còn đó những gì thuộc bản tính con người, trong khi nhiều giáo dân lại quá thần thánh hóa, nên thích bắt lỗi càm ràm; không hợp ‘lỗ tai’ là chê bai, đám tiếu, ‘dựng chuyện đóng phim’.

Cái nhìn của tôi theo trường phái nào? Gioan Tẩy Giả cũng chán ngán chẳng giống ai, mà Giê-su có đến thì cũng bị chê ẩm chê ôi đấy thôi?

Theo một Tông huấn mời gọi: Linh mục luôn là người mắc nợ Lời Chúa, soạn món ăn bàn tiệc Lời thì không bao giờ là đủ. Làm sao chiều lòng thực khách là mấy trăm cử tọa nhiều giới, nhiều trình, ‘nhiều thích thượng’ khác nhau; lại phải trung thành với điều mà Tin mừng muốn truyền tải dù có chướng tai gai mắt, đụng chạm… Chả thế mà nhiều người sánh ví: Bài giảng cũng giống như mâm cỗ đầy, tinh những sơn hào hải vị, cực ngon với nhiều người, nhưng lại dở ẹc với một số chỉ vì ‘không trúng tim, không vuốt ve-nổ’, hay không tạo điều kiện cho gia đình tôi lo‘thủ tục cưới chạy’ thì sao hay được?

Con cái biện minh cho Đức Khôn Ngoan: Xét như thế, nếu ai tập sống khác người mà lại rất giống với ngọn đèn của Gioan đã và đang cháy sáng, đặc biệt hơn khi chúng ta muốn mang lấy tâm thức như Thầy Giê-su, vị LƯƠNG Y vĩ đại cao tay xuống Ở CÙNG để bắt mạch, kê đơn bốc thuốc, chữa bệnh CỨU ĐỘ, là chúng ta đang sống Tin mừng Nhập Thể giữa lòng thế giới hôm nay, và như thế: ‘Đức Khôn Ngoan đã được tất cả con cái mình biện minh cho.

Tác giả: Lm. Giuse Phạm Văn Quang

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập276
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại915,418
  • Tổng lượt truy cập78,918,869
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây