Tại sao phải tha thứ?

Thứ sáu - 11/09/2020 21:39  2480
CN 24 TNA
Hc 27,30-28,7; Rm 14,7-9; Mt 18,21-35

v 2017 cn24tn forgive mt18 21 35 6Khi nào chúng ta cần đến sự tha thứ? Nếu chỉ còn một ngày để sống hay trong giờ sinh thập tử nhất sinh, khi đang mắc 1 món nợ kích xù mà chủ nợ đã nhiều lần đe dọa và lần này, giang hồ xuất hiện không nói nhiều, văng tục mấy câu và hù dọa: phút mốt không chồng đủ thì cả nhà mày sẽ ‘ngủ’ ngay, lúc này cả nhà chẳng quỳ rạp xuống mà thống thiết van xin khất lần, sợ đến khinh hồn bạt vía…

Đời nợ nhau và cách đời đòi nhau là thế đấy, còn tôi đã vay nợ Thiên Chúa những gì? Liệu tôi có thể trả hết không? Tôi đã van xin ra sao và Thiên Chúa đã đáp lời thế nào? Tất cả như sẽ trả lời cho câu hỏi: Tại sao tôi phải tha thứ?

Thứ nhất, có khoảng cách rất lớn giữa mười ngàn yến vàng với một trăm quan tiền. Mười ngàn yến vàng bằng một trăm triệu quan tiền. Vậy mà người vừa được tha món tiền cực lớn ấy, lại không tha được cho bạn của mình một món tiền rất nhỏ: một trăm quan tiền bằng hơn ba tháng lương của người lao động, chỉ là hạt cát so với đại dương tiền cực lớn mà tôi mắc nợ Ông Chủ…

Thứ hai, chúng ta sẽ dễ dàng lý luận: chỉ có Chúa mới quảng đại xót thương tha thứ được như thế, chứ với tôi hay con người thì là chuyện ko tưởng? Ở đây có một sự quá đáng, tráo trở của chính người nợ rất lớn mà được tha bổng cực dễ. Cả hai người đầy tớ đều sấp mình van xin: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết” (cc.26. 29). Cả hai đều không thể nào trả ngay được món nợ. Nhưng hai câu trả lời nhận được lại khác nhau. Chỉ vị vua mới biết chạnh lòng thương xót và tha toàn bộ số nợ (c. 27). Còn người đầy tớ vừa được tha món nợ lớn, lại không có lòng xót thương, nên đã túm lấy, bóp cổ, tống bạn mình vào ngục cho đến khi trả xong. Việc làm của tên đầy tớ này làm ông chủ đau lòng và ra phán quyết chu diệt.

Thứ 3, tha thứ cũng nằm trong cấu trúc của Kinh Lạy Cha: Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con. Chữ “như” trong kinh Lạy Cha có lẽ phải được hiểu theo nghĩa thứ hai này, nghĩa là chúng ta hãy tha thứ, dù ít hay nhiều, chứ đừng dã man như tên đầy tớ mắc nợ đã được Chúa tha bổng cho mình mà lại không biết thương xót anh em mình một tý nào (Mt 18,23-35). Đây là lý do chính yếu: nếu chúng ta không tha thứ, thì chúng ta không đủ điều kiện để được lãnh nhận ơn tha thứ do tội lỗi của chúng ta.

Cuối cùng, trong Tin mừng Gioan (20,19-23), Chúa Giê-su ban Thánh Thần không phải để các ông đi rao giảng, mà để tha thứ. Hay nói cách khác, đi rao giảng, làm chứng cho Chúa bằng lòng tha thứ. Như thế, càng tha thứ bao nhiêu, tôi càng trở nên cao thượng và nên giống Thiên Chúa bấy nhiêu.

Chúng ta cần tha thứ bởi Thiên Chúa đã tha thứ cho ta dù tội lỗi của ta là rất lớn, bởi chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu, bởi đòi hỏi của kinh Lạy Cha, và bởi Chúa Giêsu đã ban Thánh Thần để tha tội cho Giáo hội trong khi mỗi chúng ta là chi thể của Giáo hội. Nguyện xin Chúa cho mỗi chúng ta cảm nghiệm được ơn tha thứ của Chúa để rồi chúng ta biết tha thứ cho nhau bằng chính tấm lòng tha thứ của Thiên Chúa. Amen!

Tác giả: Lm. Giuse Phạm Văn Quang

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập426
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm394
  • Hôm nay52,163
  • Tháng hiện tại912,524
  • Tổng lượt truy cập78,915,975
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây