Được chọn vì được tha thứ

Thứ năm - 01/07/2021 19:09  851
THỨ SÁU TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN
Mt 9,9-13

cph 30241779304Tôi đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi những người tội lỗi” (Mt 9,13).

Bài Tin mừng hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi Mát-thêu đi theo Chúa làm tông đồ. Việc đáp lại lời mời gọi theo Chúa của Mát-thêu gặp không ít thách đố, không chỉ nơi bản thân ông nhưng nơi cả những người xung quanh, cách riêng những người Pharisêu.

Tuy nhiên, Mát-thêu đã vượt qua tất cả những thách đố nội tâm cũng như những lời dị nghị, những ánh mắt soi mói để kiên vững đi theo Chúa đến cùng vì Mát-thêu đã cảm nhận được cái nhìn, một cái nhìn rất trìu mến Chúa Giêsu dành cho ông, một kẻ thu thuế.

Cái nhìn của Chúa đã tác động thật mãnh liệt đến cuộc đời của Mát-thêu. Đó không phải là cái nhìn của sự khinh khi, miệt thị, cái nhìn của sự loại trừ, lên án, cái nhìn phân biệt đối xử đối với người bị coi là tội lỗi, bất chính như ông. Nhưng cái nhìn của Chúa Giê-su là cái nhìn với ánh mắt yêu thương, cảm thông, tha thứ và mời gọi hoán cải. Mát-thêu chắc hẳn đã cảm nhận trong đời ông chưa có người nào từng nhìn ông như thế. Cái nhìn của Chúa Giê-su đã đem lại cho Mát-thêu sự bình an, tin tưởng, không còn mặc cảm về tội lỗi của mình. Cái nhìn đó đã soi chiếu một luồng ánh sáng hy vọng vào tâm hồn Mát-thêu, khiến cho ông như được hồi sinh. Cái nhìn đó có sức chữa lành, đem lại sức sống mới và niềm lạc quan cho ông để hướng về một đời sống mới.

Khi nói về cái nhìn này, thánh Bêđa đáng kính đã có những lời chú giải rất ý nghĩa trong sách bài đọc Kinh Sách ngày lễ thánh Mátthêu. Ngài nói: “Chúa nhìn thấy Mát-thêu ngồi bàn thu thuế không phải bằng con mắt phần xác cho bằng cái nhìn nội tâm của lòng thương xót”. Vì thế, Khi yêu cầu ông theo Chúa, Chúa không kêu gọi ông đi theo Người cho bằng sống như Người. Thánh Mát-thêu quả thật đã được gọi vì lòng xót thương và do đó, thánh nhân cũng đã sống theo Chúa đến cùng để tái diễn lòng xót thương của Chúa cho anh chị em mình.

Cái nhìn trìu mến trên đây của lòng thương xót Chúa dành cho Matthêu và lời giải thích của thánh Bêđa cũng đã tác động rất sâu xa và mạnh mẽ trên cuộc đời ơn gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Thật vậy, Đức Phanxicô chia sẻ: Khi còn là một thanh niên ở tuổi 17, nhân ngày lễ Thánh Mát-thêu, sau khi xưng tội, Ngài đã cảm nhận Chúa dịu dàng nhìn mình với tấm lòng thương xót vô biên và kêu gọi Ngài theo tiếng Chúa gọi tận hiến đời mình cho Chúa. Nhờ cảm nhận cái nhìn dịu dàng ấy của Chúa, Ngài đã trung thành theo Chúa. Ngài chia sẻ tiếp, “khi làm giám mục, cha nhớ lại sự kiện đánh dấu những ngày đầu dâng trọn đời mình cho Chúa, nên đã chọn câu này làm khẩu hiệu và là mục đích sống của đời mình.” Tiếp theo dòng chảy của lòng xót thương này, khi được bầu chọn Giáo hoàng, Ngài dùng lại câu của Thánh Bêđa: “Được chọn vì được tha thứ” làm châm ngôn cho đời giáo hoàng của Ngài.

Ước chi cái nhìn thương xót này của Chúa Giêsu tiếp tục an ủi chúng ta, giúp chúng ta can đảm tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa. Ước chi cái nhìn thương xót này của Chúa giúp ta mạnh dạn đi theo Chúa, sống như Chúa. Ngài không kết án nhưng luôn ra tay nâng đỡ và cứu chữa như Ngài đã nói và sống như một người phục vụ: “Ta muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế. Vì tôi đến không để kêu gọi những người công chính mà để kêu gọi những người tội lỗi” (Mt 9.13). Ước chi đó cũng là cái nhìn chúng ta cần có đối với nhau trong cuộc sống thường ngày hôm nay của chúng ta, những người mang danh Kitô hữu. Amen.

Tác giả: Lm. Gioachim Nguyễn Hữu Văn

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập368
  • Máy chủ tìm kiếm68
  • Khách viếng thăm300
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,021,452
  • Tổng lượt truy cập79,024,903
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây