Làm sao trở thành người Công giáo tri thức?

Thứ ba - 06/03/2018 03:19  4997
Trong dịp tết, nhiều Hội Sinh viên các Giáo xứ trong Giáo phận Bùi Chu tổ chức Lễ Truyền thống. Tham dự ngày Truyền thống Sinh viên Giáo xứ Phạm Pháo ngày mồng 5 tết, người viết nhận ra phần nào những thách đố của các bạn trước một Thế Giới Phẳng và Giáo Hội Phẳng. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy sức sống vươn lên, niềm hy vọng tràn trề từ Logo được chọn mang chủ đề: Đức Tin - Tri Thức - Phục vụ… Nó rất phù hợp với nội dung Thông điệp Đức Tin và Lý Trí của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II: Đức Tin và Lý Trí như đôi cánh đưa dẫn ta đi tìm Chân Lý… Là những sinh viên Công Giáo trong thời đại mới, các bạn cần tự hỏi: Tôi phải làm gì để trở thành người Công giáo tri thức?
 
Logo SVPP

Bạn mến! “Làm gì để trở thành người Công giáo tri thức” là mối bận tâm của các chủ chăn trong Giáo Hội bởi người trẻ chính là hào quang của Giáo Hội. Mối bận tâm này được thánh Phao-lô chia sẻ: Từ ngày chúng tôi nghe biết về anh em, chúng tôi không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho (Cl 1,9). Như vậy, lời cầu nguyện này như động lực thôi thúc các bạn bước vào học kỳ II của niên học một cách tích cực hơn.

Thiết tưởng, nếu các bạn am tường thánh ý Người dưới sự hướng dẫn của Thần Khí, hội tụ cả Đức Tin và Lý Trí, các bạn sẽ có cơ hội tốt để mách nước cho bè bạn không cùng niềm tin rằng: Khi các bạn đang miệt mài đi tìm sự khôn ngoan, và đi tới cùng sự khôn ngoan ấy, các bạn sẽ chạm tới cội nguồn chân lý là chính Thiên Chúa. Đó cũng là kết quả miệt mài nghiên cứu khoa học như Louis Paster đã phải thốt lên: Khoa học sâu sắc sẽ đưa ta tới gần Thiên Chúa.

Thực tế đã minh chứng: 92% những nhà khoa học thế kỷ 19 là người Kitô giáo. Ngoài Paster, chúng ta còn có Isaac Newton là cha đẻ của toán học hiện đại, một triết gia, một nhà thiên văn học, nhà nghiên cứu tôn giáo tuyên bố:”Tôi không cần tin có Chúa nữa, vì tôi thấy Ngài quá rõ rồi. Giơ tay ra chỗ nào, tôi cũng thấy Ngài. Tôi thấy Ngài trong một cánh bướm, trong một bông hoa.” Louis Pasteur, cha đẻ của vi trùng học, ân nhân vĩ đại của nghành nông nghiệp, đã nói: “Khoa học sâu sắc đưa ta tới gần Thiên Chúa. Khoa học nửa vời làm ta xa rời Thiên Chúa.”

Albert Einstein là nhà vật lý học vĩ đại nhất của thế kỷ XX, cha đẻ của thuyết Tương Đối, đã phát biểu: “Khoa học không có tôn giáo là mù lòa”. Ông cũng tuyên bố: “Tôi sẽ đi nhà thờ nào lấy những lời dạy của Chúa Giê-su làm tín điều của mình; Tôn giáo của tôi là sự hạ mình chiêm ngưỡng Đấng vốn là thần linh, tối cao, vô hạn, đã tự bày tỏ chính Ngài trong những phần tử vô cùng nhỏ bé của vũ trụ, để cho chúng ta có thể bằng tư duy thiển cận tầm thường của mình cũng nhận biết được Ngài…”.

Hay ở Việt Nam, Công Chúa Mai Hoa vì có thiện cảm với Cố Tây, nên đã xin theo Đạo và lôi kéo được rất nhiều người theo Đạo. Cuối cùng, Nguyễn Khắc Viện, Nhà hoạt động chính trị - xã hội, hay Phan Như Ngọc: Tiến sĩ viện trưởng Viện Vật lý Việt Nam, từ một người theo chủ thuyết vô thần, không tin có Thượng Đế, đã tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa (Thượng Đế).

Là sinh viên Công giáo, các bạn nên biết những con người vĩ đại như thế để tự hào và dấn bước bởi sứ mạng của các bạn trong thế giới hôm nay là làm sao để người thời đại thấy được sự vượt trội về sự thánh thiện, tốt lành, công bằng, bác ái... Khi ấy, chắc hẳn, người đời cũng phải trầm trồ rằng: Đúng là các bạn có đạo ngoan hiền, tử tế, tốt tín,h thật thà, đoàn kết, hòa đồng, chơi thật đẹp, sống thật.

 
Lễ sinh viên

Tuy nhiên, trong một Thế giới phẳng và Giáo hội phẳng như ngày nay, người trẻ Công giáo cần vượt trội về tri thức nữa. Đó cũng là điều mà Công Đồng Vatican đã khẳng định: Trong thế giới phẳng, người ta rất tôn trọng năng lực và tài giỏi, nghĩa là phẩm chất. Để trả lời cho các vấn nạn của con người, có thiện chí quảng đại thôi tự nó vẫn chưa đủ. Thiện chí rất cần thiết, nhưng chưa đủ, trừ phi có kèm theo những hiểu biết và những kỹ thuật thích hợp giúp chúng ta hiểu các hiện tượng văn hóa đang ảnh hưởng tới đời sống hiện nay, và các Kitô hữu còn cần khả năng đối phó với những hiện tượng ấy bằng sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về mầu nhiệm Đức Kitô. Muốn thế, cần phải có tinh thần kỷ luật tri thức thật vững chắc. Như thánh Augustinô đã nói: “Tôi ao ước có thể dùng trí khôn để dò thấy những gì tôi đã hết lòng tin tưởng, đã tranh luận rất nhiều và cũng đã vất vả nhiều” (PDV số 52).

Chỉ có như thế, chúng ta mới dám hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô: Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới, bắt cá. Để có thể thành kẻ chài lưới người như lưới cá (Lc 5,4-5). Đó là sứ mạng của mỗi Ki-tô hữu chúng ta, cách riêng với người trẻ hôm nay.

Mến chúc các bạn một Năm Mới có một cuộc chiến mới, một hy vọng mới, một thao thức mới: Làm thế nào để tôi có thể đạt điểm 10 cho chất lượng: Làm thế nào để tôi có thể trở thành người Công Giáo tri thức? Làm thế nào để tôi là người có Tài – Tâm - Tầm, sẽ là câu hỏi lớn mà Người Tri thức Công giáo hôm nay sẽ không ngừng giải đáp cho chính mình.

Tác giả: Phạm Quang

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm47
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay33,023
  • Tháng hiện tại488,799
  • Tổng lượt truy cập79,720,637
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây